Tưởng ban sởi bay là khỏi bệnh, ai dè con nhiễm khuẩn nặng hơn vì lý do này

Sởi về cơ bản là một bệnh lành tính vì thông thường, tuy nhiên, vẫn xảy ra các biến chứng nặng do cơ thể thiếu đề kháng và kiêng cữ không đầy đủ. Mẹ cần nắm các dấu hiệu chứng tỏ tình hình bé đang trở nặng để cứu chữa kịp thời.

Bệnh sởi một loại bệnh do virus cấp tính gây ra, thường xảy ra dịch lây vào mùa xuân ở các thành phố lớn. Sởi có khả năng lây lan rất cao (90%) trên những người chưa có miễn dịch (chưa tiêm vaccine, chưa bị sởi lần đầu) qua đường hô hấp (lây từ người bệnh ho, nói chuyện hoặc tiếp xúc thông thường).

Triệu chứng

- Chảy nước mũi, nước mắt; mi mắt sưng phồng, hắt hơi sổ mũi.

- Mắt đỏ và quá nhạy cảm với ánh sáng.

- Sốt cao, có thể lên tới 40 độ.

- Đau nhức người

- Ho khan.

- Nội ban (hạt Koplik): các hạt nhỏ bằng hạt cát, màu trắng ngà/xám, quanh có viền đỏ, thường thấy xuất hiện nổi gồ lên trên bề mặt niêm mạc má (phía trong miệng, ngang răng hàm trên).

- Chán ăn.

- Sau vài ngày, các vết ban màu đỏ nâu sẽ xuất hiện.

Cách phân biệt vết ban của bệnh sởi và các bệnh khác

Thời gian xuất hiện: Vết ban của sởi sẽ xuất hiện khoảng 2 đến 4 ngày sau khi có các triệu chứng đầu tiên và sẽ tồn tại trong vòng khoảng 1 tuần.

Màu sắc: Ban sởi là những ban dạng dát-sẩn màu hồng hơi nổi lên trên bề mặt da, sờ mịn như nhung và không đau, không hoặc ít ngứa, không sinh mủ.

Thứ tự xuất hiện: Ban sởi là dạng ban xuất hiện có trình tự, từ quanh tai lan dần lên 2 bên má, cổ, ngực, bụng và phần chi trên trong vòng 24 giờ. Trong 24 gờ kế tiếp, ban lan xuống lưng, bụng, 2 tay và sau cùng là 2 chân trong từ ngày thứ hai đến ngày thứ ba của bệnh. Các vết ban thường có kích cỡ nhỏ khi mới xuất hiện nhưng sẽ nhanh chóng to lên, thậm chí là kết hợp thành ban lớn. Nếu bệnh đặc biệt nặng, ban có thể có dấu hiệu xuất huyết.

Khi kết thúc nổi ban, ban sởi bay theo trình tự xuất hiện để lại vùng da bị ảnh hưởng những vết thâm đen trên bề mặt da. Các bệnh có phát ban khác thường phát ban không theo thứ tự.

Lúc ban sởi bay là lúc cơ thể nhạy cảm nhất và dễ gặp biến chứng nhất, nên cần tiếp tục duy trì chế độ ăn uống, vệ sinh, không chủ quan cho rằng ban đã bay là bệnh khỏi.

Các dấu hiệu sởi biến chứng nặng

Khi bạn hoặc trẻ nhỏ trong gia đình bị mắc bệnh sởi, hãy cẩn thận để ý tới các dấu hiệu biến chứng nguy hiểm trong quá trình hệ miễn dịch đào thải virus sởi:

- Thở hụt hơi.

- Đau, tức ngực dữ dội; đau nặng hơn khi thở.

- Ho ra máu.

- Chóng mặt.

- Co giật.

Các triệu chứng này là dấu hiệu của các trường hợp nhiễm khuẩn nặng. Bạn cần phải nhanh chóng đưa người bệnh tới bệnh viện điều trị.

Điều trị

Bệnh sởi không có biện pháp điều trị chuyên biệt nào cả. Thông thường, hệ miễn dịch sẽ tự loại bỏ virus sởi trong vòng từ 7 đến 10 ngày. Điều trị sởi chủ yếu là điều trị triệu chứng, chăm sóc và phòng ngừa biến chứng. Với thể sởi lành tính, điều trị tại nhà. Cách ly trẻ tại phòng riêng ngay khi trẻ mới sốt và viêm họng; bảo đảm thoáng, sáng, tránh gió lùa; không cho tiếp xúc với những trẻ khác. Có thể cho trẻ ở trong phòng máy lạnh nhiệt độ khoảng 25 độ C, bật chế độ khô/hút ẩm để giảm độ ẩm không khí.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang