Bệnh viện Hữu Nghị - Việt Nam Cu Ba - Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, đang điều trị tích cực cho bệnh nhân Nguyễn Thị Tiến (62 tuổi), trú tại huyện Lệ Thủy bị ngộ độc rượu.
Trước đó, bà Tiến uống rượu ngâm hạt gấc để chữa bệnh đau lưng. Sau khi uống xong thì bệnh nhân xuất hiện tình trạng ngứa toàn thân, sưng nề môi, khó thở. Người nhà bệnh nhân chuyển bà Tiến đến Bệnh viện Hữu Nghị - Việt Nam Cu Ba - Đồng Hới điều trị.
Lúc nhập viện, bà Tiến hôn mê sâu phải thở qua ống nội khí quản, mạch nhanh, khó bắt, huyết áp tụt (Ảnh minh họa: Internet) |
Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán bà Tiến bị sốc phản vệ mức độ nguy kịch nghi do uống rượu ngâm hạt gấc, bệnh nhân còn có tiền sử dị ứng mật ong. Lúc nhập viện, bà Tiến hôn mê sâu phải thở qua ống nội khí quản, mạch nhanh, khó bắt, huyết áp tụt. Hiện các bác sĩ vẫn đang nỗ lực điều trị giúp bà Tiến qua cơn nguy kịch.
Trong Đông y, hạt gấc được dùng làm thuốc. Nhân hạt gấc màu vàng, vị đắng, hơi ngọt, có tác dụng chống viêm, giảm đau. Dân gian thường sử dụng rượu ngâm hạt gấc, có thể chữa trị nhiều bệnh như đau răng, chảy máu chân răng, đau khớp, vết thương sưng tấy…
Hiện các bác sĩ vẫn đang nỗ lực điều trị giúp bà Tiến qua cơn nguy kịch. (Ảnh minh họa: Internet) |
Nhưng rượu gấc chỉ nên bôi ngoài da, không bôi lên vết thương hở. Các chuyên gia khuyên người dân không nên uống rượu gấc để trị bệnh khi chưa có tư vấn của thầy thuốc, đề phòng ngộ độc rượu.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.