Vắc xin Covid-19 "made in Việt Nam": Ít tác dụng phụ hơn AstraZeneca, Pfizer, chuyên gia nói gì về tính an toàn?

Tiềm năng về vắc xin Covid-19 trong nước của Việt Nam là rất lớn. Mới đây một loại vắc xin của Việt Nam đã bước sang giai đoạn 3 thử nghiệm lâm sàng trên diện rộng.

Khi nào Việt Nam có vắc xin?

Trao đổi với Ths Hoàng Hoa Sơn - Phó trưởng Phòng Quản lý Khoa học công nghệ (Bộ Y tế) về vấn đề Việt Nam sắp có vắc xin Covid-19 trên bản đồ thế giới, ông Sơn cho hay: ể khẳng định vào tháng nào sẽ có vắc xin Covid-19 cho người dân thì không thể vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong trường hợp dịch đang lưu hành, nhu cầu cấp bách, khẩn cấp và thực sự cần thiết, lúc đó mới xem xét kết quả giữa kỳ".

Theo ông Sơn, trong quá trình tiến hành thử nghiệm lâm sàng, số mẫu nhỏ 5-7 người, thậm chí 20-30 hoặc 100 người có thể không gặp vấn đề gì. Nhưng khi tiêm trên hàng triệu người, xác suất vẫn có khoảng 5% tai biến, có thể gây tử vong.

Nguyên nhân tai biến có thể do kết hợp ngẫu nhiên với bệnh lý sẵn của người đó. Do vậy quá trình thử nghiệm vắc xin phải tuân thủ theo các bước. Khi không có đầy đủ dữ liệu, sẽ khó giải thích dù bản chất không phải do vắc xin.

Vắc xin Covid-19 made in Việt Nam: Ít tác dụng phụ hơn AstraZeneca, Pfizer, chuyên gia nói gì về tính an toàn? - Ảnh 1.

Nhiều người dân tới sàng lọc đăng ký tham gia thử nghiệm giai đoạn 3 tiêm vắc xin Nano Covax.

Điều này sẽ gây ra 3 hệ lụy: Người dân sẽ bị trả giá khi hoang mang, từ chối tiêm vắc xin, không được bảo vệ trước virus; Cơ quan quản lý cũng sẽ rất mệt mỏi vì chương trình tiêm chủng thành công phải có niềm tin của người dân; Nhà sản xuất thiệt hại lớn vì người dân không tin và dùng vắc xin.

Trước câu hỏi thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 của vắc xin Nano Covax ghi nhận ít các phản ứng sau tiêm, như vậy có phải vắc xin của Việt Nam an toàn, ông Sơn cho biết, không thể khẳng định một loại thuốc hay vắc xin an toàn tuyệt đối được. Để đánh giá một loại vắc xin, phải theo dõi an toàn cả ngắn hạn và dài hạn. Trong đánh giá hiệu quả vắc xin, có 2 chỉ số chính: Giảm tỷ lệ mắc và giảm tỷ lệ tử vong.

Ông Sơn lý giải thêm, trong một triệu người không được tiêm vắc xin, mấy trăm nghìn người có thể mắc bệnh. Trong số mắc bệnh, sẽ có một tỷ lệ nhất định tử vong. Nhưng khi tiêm vắc xin, có thể chỉ còn mấy chục nghìn người mắc, trong đó, tỷ lệ tử vong cũng giảm đi. Ngoài ra, có thể sau khi tiêm vắc xin người dân vẫn mắc nhưng mức độ nặng giảm đi, nghĩa là mắc nhưng không phải điều trị hoặc điều trị đơn giản.

Nhưng ngược lại, cũng có loại vắc xin tiêm xong khiến người bị bệnh nặng hơn. Ví dụ vắc xin sốt xuất huyết của một hãng nổi tiếng trên thế giới. Nó cũng được thử nghiệm đầy đủ 3 giai đoạn, sau đó cấp phép, lưu hành. Nhưng về sau, người ta mới thấy những đứa trẻ đã tiêm vắc xin đó khi bị mắc sốt xuất huyết thì tình trạng nặng lên, thậm chí gây tử vong.

"Một loại vắc xin để khẳng định an toàn phải có thời gian theo dõi lâu dài là vì vậy. Hiện, những vắc xin Covid-19 đã được cấp phép, lưu hành trên thế giới, nhà sản xuất vẫn nói là chúng vẫn trong giai đoạn thử nghiệm. Chúng ta không thể nói là nó đã có đầy đủ dữ liệu", ông Sơn nói.

Giai đoạn 3 vắc xin Nano Covax tiêm trên 13.000 tình nguyện viên

Ngày 10/6, Học viện Quân y đã tiến hành tiêm thử nghiệm vắc xin Nano Covax giai đoạn 3, sau khi đánh giá hiệu quả giữa kỳ của giai đoạn 2 có tính an toàn toàn và sinh miễn dịch.

 

  •  

Trước đó, kết quả thử nghiệm 2 giai đoạn đầu cho thấy vắc xin Nano Covax an toàn, 100% tình nguyện viên đều sinh kháng thể từ hàng chục đến hàng trăm lần, cao hơn kỳ vọng rất nhiều. Nồng độ kháng thể hiện vẫn duy trì ở mức cao sau khi tiêm 2 mũi vắc-xin được 4-5 tháng. Vắc xin có hiệu quả với biến thể Anh và Nam Phi. Tác dụng với biến thể Ấn Độ sẽ tiếp tục được nghiên cứu trong giai đoạn sau.

Về độ an toàn của vắc xin trong giai đoạn 2, phản ứng phụ nhiều nhất là đau nhẹ tại chỗ tiêm (độ 1) chiếm 23,4% (sau mũi 1) và 26,9% (sau mũi 2). Đau chỗ tiêm độ 2 chỉ chiếm 0,4% sau mũi 1 và 1,1% sau mũi 2. Chỉ có duy nhất 1 trường hợp đau tại chỗ tiêm độ 3 và 2 người đỏ tại chỗ tiêm, tuy nhiên đều giảm nhanh sau 2 ngày. Nhạy cảm nhẹ tại chỗ tiêm chiếm 14-15%, mức trung bình chỉ có 4%.

Về tỉ lệ mệt mỏi sau tiêm, chỉ có 9,4% người tham gia tiêm Nano Covax bị mệt mỏi sau tiêm mũi 1, giảm xuống còn 8,3% sau mũi 2. Trong khi tỉ lệ này ở AstraZeneca là 70%, ở Pfizer là 63%, ở Moderna là 68,5%.

Phản ứng sốt nhẹ sau tiêm mũi 1 Nano Covax chỉ có duy nhất 1 trường hợp (chiếm 0,2) và 6 trường hợp sau tiêm mũi 2 (chiếm 1,1%), duy nhất 1 trường hợp sốt cao.

Trong giai đoạn 3, vắc xin Nano Covax sẽ thử nghiệm tại nhiều trung tâm trong nước với khoảng 13.000 tình nguyện viên. Tại miền Bắc, thử nghiệm lâm sàng tại Học viện Quân y và Hưng Yên; khu vực phía Nam do Viện Pasteur TP HCM thực hiện, dự kiến tiêm thử nghiệm tại Long An và Tiền Giang.

Ở giai đoạn này, dự kiến việc tiêm thử nghiệm sẽ chia thành nhiều giai đoạn nhỏ và tiêm duy nhất nhóm liều 25 mcg và nhóm tiêm giả dược đối chứng. Dự kiến, trong tuần này, vắc-xin Nano Covax sẽ bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 3.

Vắc xin Covid-19 Nano Covax được công ty Nanogen (TP HCM) phát triển từ tháng 5/2020 dựa trên công nghệ protein tái tổ hợp. Đến nay vắc-xin này đã trải qua 2 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng. Giai đoạn 1 bắt đầu từ ngày 18-12-2020; giai đoạn 2 từ ngày 26-2-2021. Riêng giai đoạn 2, được triển khai tại 2 địa điểm là Học viện Quân Y và Trung tâm y tế Bến Lức (Long An).

 

 

Theo soha.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang