Vì sao trẻ luôn muốn được mẹ ôm? Ba thí nghiệm khoa học làm nhiều mẹ bật khóc vì những lần từ chối vòng tay con

Vì trẻ nhỏ không biết cách thể hiện cảm xúc, cũng chưa có đủ khả năng ngôn ngữ để diễn đạt nên cách duy nhất chúng có thể làm chính là thể hiện bằng hành động.

Nhiều người mẹ có con nhỏ hẳn sẽ trải qua những tình huống như thế này. Khi mẹ ở nhà chơi cùng con, con bất giác nhào đến ôm hôn và nói yêu mẹ. Lúc này mẹ sẽ ôm chầm lấy con, hạnh phúc hôn lên chiếc má bầu bĩnh thơm phức của con mình.

Vì sao trẻ luôn muốn được mẹ ôm? Ba thí nghiệm khoa học lẫy lừng đã làm nhiều mẹ bật khóc vì những lần từ chối vòng tay con - Ảnh 1.
 

Nhưng đấy là khi mẹ đang rảnh tay, tâm trạng vui vẻ thoải mái. Còn những lúc mẹ bận xách một túi đồ lớn, mải loay hoay trong bếp nấu nướng dọn dẹp nhưng đứa con cứ khóc nhèo nhẽo bên cạnh đòi được mẹ ôm hôn, đòi bế. Không ít người mẹ đã không thể giữ được bình tĩnh vào khoảnh khắc này.

"Tôi phải làm gì khi con quá đeo mẹ?".

"Vì sao con suốt ngày đòi được mẹ ôm? Con tôi không thể tự chơi một mình!".

"Tôi có nên từ chối việc đòi ôm ấp của con không?".

Tin rằng có không ít người mẹ sẽ có thắc mắc như vậy. Vì sao trẻ nhỏ luôn muốn được mẹ bế và ôm ấp?

Thực tế hành vi thân mật này của trẻ nhỏ là nhu cầu giải tỏa cảm xúc cần thiết và rất bình thường. Vì trẻ nhỏ không biết cách thể hiện cảm xúc, cũng chưa có đủ khả năng ngôn ngữ để diễn đạt nên cách duy nhất chúng có thể làm chính là thể hiện bằng hành động.

Vì sao trẻ luôn muốn được mẹ ôm? Ba thí nghiệm khoa học lẫy lừng đã làm nhiều mẹ bật khóc vì những lần từ chối vòng tay con - Ảnh 2.
 

Thông thường 3 tình huống phổ biến nhất khiến trẻ muốn được mẹ ôm ấp chính là khi trẻ cảm thấy không an toàn hoặc lo lắng sợ hãi điều gì đó, khi trẻ cảm thấy áp lực cần được an ủi, khi trẻ muốn bày tỏ niềm vui và sự hạnh phúc.

Nhưng cái ôm của mẹ dành cho con có thật sự quan trọng như vậy không? Trong lịch sử nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm ra câu trả lời bằng các thí nghiệm gây xúc động mạnh.

Thí nghiệm khỉ Rhesus

Một trong những thí nghiệm tâm lý nổi tiếng nhất chính là thí nghiệm trên loài khỉ Rhesus (khỉ vàng). Trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học đã cho khỉ con vào một căn phòng nhỏ, trong đó có đặt một mô hình khỉ bông ấm áp nhưng không có sữa, bên cạnh là mô hình khỉ làm bằng lưới sắt có gắn bình sữa.

Quá trình quan sát cho thấy, khỉ con chỉ tìm đến mô hình khỉ sắt khi đói bụng để uống sữa, còn lúc bình thường nó luôn ôm lấy "khỉ mẹ" ấm áp.

Vì sao trẻ luôn muốn được mẹ ôm? Ba thí nghiệm khoa học lẫy lừng đã làm nhiều mẹ bật khóc vì những lần từ chối vòng tay con - Ảnh 3.
 

Khi các nhà khoa học thả một số đồ chơi gây tiếng ồn khiến khỉ con sợ hãi vào phòng, lần nào nó cũng chạy lại ôm chặt lấy mô hình khỉ bông và dần dần bình tĩnh lại trong vòng tay của "mẹ".

Đối với khỉ con, một vòng tay ấm áp quan trọng hơn nhiều so với thức ăn. Khi gặp nguy hiểm, phản ứng tiềm thức của nó không phải là ở bên cạnh thức ăn, mà là chạy đến vòng tay của "khỉ mẹ" để tìm cảm giác an toàn, được che chở bảo vệ.

Khỉ Rhesus và con người có 94% sự tương đồng về gen. Vì vậy, các mẹ có nghĩ rằng đứa trẻ luôn bám vào mẹ và muốn mẹ bế, có phải chỉ vì mẹ là người đã cho trẻ ăn hay không? Chắc chắn là không. Vòng tay của mẹ đối với trẻ thật mềm mại, ấm áp biết bao. Đó là nơi mà trẻ tin tưởng nhất và giúp trẻ có được một cảm giác an toàn tuyệt đối.

Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi

Một nhà tâm lý học người Pháp từng thực hiện một nghiên cứu đối với những đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi được chăm sóc ở bệnh viện và trong trại trẻ mồ côi.

Các bé khi vào bệnh viện sẽ có được môi trường nuôi dưỡng sạch sẽ và vệ sinh hơn, đồng thời được y tá cho ăn đúng giờ, thay tã đúng giờ, mặc quần áo sạch sẽ… Tuy nhiên, những bé này vẫn hay ốm vặt, không thích hoạt động và không nhạy cảm với những sự vật xung quanh.

Vì sao trẻ luôn muốn được mẹ ôm? Ba thí nghiệm khoa học lẫy lừng đã làm nhiều mẹ bật khóc vì những lần từ chối vòng tay con - Ảnh 4.
 

Trái ngược lại, những trẻ sơ sinh được chăm sóc ở cô nhi viện có điều kiện ăn ở không được tốt nhưng nhìn chung có sức khỏe tốt hơn, lanh lợi hơn. Hóa ra nguyên nhân là do các cô chăm sóc ở đây mỗi ngày đều đến thăm và chơi với trẻ, không chỉ cho trẻ ăn mà các cô còn ôm ấp, nói chuyện với trẻ.

Kết quả này một lần nữa chứng minh rằng tiếp xúc cơ thể giữa mẹ và con quan trọng hơn điều kiện nuôi dưỡng. Chỉ khi nhận được đủ tình yêu thương và sự đáp lại, trái tim của đứa trẻ sẽ mạnh mẽ, dũng cảm, khiến cho đứa trẻ hạnh phúc và khỏe mạnh hơn.

Thí nghiệm vách đá

Niềm tin và sự phụ thuộc của trẻ em vào mẹ được sinh ra cùng với chúng, và chúng không ngừng được củng cố mỗi ngày thông qua quá trình trẻ được mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng. Một thí nghiệm như vậy cho thấy đứa trẻ có thể tin tưởng mẹ mình đến mức nào.

Vì sao trẻ luôn muốn được mẹ ôm? Ba thí nghiệm khoa học lẫy lừng đã làm nhiều mẹ bật khóc vì những lần từ chối vòng tay con - Ảnh 5.
 

Trong phòng thí nghiệm, một chiếc bàn lớn được sắp đặt sẵn, tạo ảo giác như có một vực sâu ở phía trước. Đứa trẻ được đặt lên khu vực này cho chúng tự do khám phá. Khi nhìn thấy trước mặt là nguy hiểm, đứa trẻ thoáng ngần ngừ, nhìn vào "vực sâu" nhưng không dám bước tiếp. Thế nhưng người mẹ đứng ở phía trước, cổ vũ con tiến lên, hầu hết những đứa trẻ tham gia thí nghiệm đều rất vui vẻ bò về phía mẹ, vượt qua được rào cản tâm lý sợ hãi ban đầu.

Trong mắt trẻ thơ, mẹ là biểu tượng của sự an toàn. Khi không được nhìn thấy mẹ, trẻ sẽ bất an, khó chịu, nhạy cảm. Chỉ khi mẹ xuất hiện, trẻ mới cảm thấy rằng chúng đang ở trong một môi trường an toàn.

Rõ ràng, vòng tay bao bọc của mẹ là vô cùng quan trọng đối với trẻ thơ và không gì có thể thay thế được!

Vì sao trẻ luôn muốn được mẹ ôm? Ba thí nghiệm khoa học lẫy lừng đã làm nhiều mẹ bật khóc vì những lần từ chối vòng tay con - Ảnh 6.
 

Là cha mẹ, chúng ta cần tôn trọng đầy đủ nhu cầu và trạng thái tâm lý của con cái, cố gắng nhìn sự việc và hiểu theo góc nhìn của con. Khi trẻ có cảm xúc muốn ôm chính là lúc chúng cần bố mẹ nhất. Việc can ngăn, từ chối, khiển trách hoặc phớt lờ nhu cầu cảm xúc bình thường này của trẻ là rất tàn nhẫn, có thể để lại bóng đen tâm lý, ảnh hưởng đến trẻ suốt đời.

Con cái sẽ ngày càng lớn. Rồi đến lúc chúng không còn chạy về phía bố mẹ đòi ôm nữa mà phải tự mình tiến về phía trước. Bố mẹ già lúc này chỉ có thể nhìn theo bóng lưng của con mà nhớ thương, tiếc nuối. Vì vậy, đừng keo kiệt với những cái ôm khi con cần mẹ nhất, bạn nhé!

(Nguồn: Toutiao)

 

Theo Pháp luật và bạn đọc

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang