Bộ Y tế đã giao Cục Y dược cổ truyền kết hợp Cục Khoa học đào tạo làm đề cương thử nghiệm lâm sàng đưa Xuyên tâm liên vào điều trị cho bệnh nhân Covid-19 có triệu chứng nhẹ, thậm chí các trường hợp F1 âm tính nhưng có triệu chứng và mệt mỏi.
Theo GS Bình việc đưa Xuyên tâm liên vào điều trị bệnh nhân Covid-19 được đề xuất bởi đội ngũ cán bộ y bác sĩ y học cổ truyền (Bộ Công an) khi họ đã dùng thử cho một số bệnh nhân tại một bệnh viện dã chiến. Song song với đó, các bác sĩ cũng đưa ra những chứng minh ở nước ngoài Xuyên tâm liên có tác dụng trên virus SARS- CoV- 2.
Hiện trên các nghiên cứu của xuyên tâm liên với các bệnh nhân Covid-19 ở Việt Nam đều chưa có nhiều nhưng thực tế thì dân gian vẫn dùng điều trị bệnh liên quan tới cảm cúm, virus.
Thực tế là thời kỳ những năm 80, kinh tế khó khăn, thuốc kháng sinh không có thì những bệnh như viêm phế quản, viêm phổi, sốt, ho, khò khè thường được chỉ định sử dụng loại này.
Nếu bây giờ áp dụng loại này vào cho những bệnh nhân Covid-19 có biểu hiện nhẹ thì không cần phải thử nghiệm bởi vì thuốc này khá an toàn – GS Bình cho biết.
Tại Thái Lan, tác dụng chống Covid-19 của Xuyên tâm liên đã được khẳng định hơn khi cuộc thử nghiệm lâm sàng đầu tiên đã được Viện Nghiên cứu y học cổ truyền Thái Lan (2020) tiến hành trên những bệnh nhân đã biểu hiện triệu chứng nhiễm Covid-19 nhẹ như đau họng, nhức đầu, ho hay sổ mũi.
Các bác sĩ cũng đưa ra những chứng minh ở nước ngoài Xuyên tâm liên có tác dụng trên virus SARS- CoV- 2.
Người bệnh được cho uống 180 mg Xuyên tâm liên/ngày, chia đều làm 3 lần vào lúc 6 giờ sáng, 2 giờ chiều và 10 giờ tối, uống liên tục trong 5 ngày. Cuộc thử nghiệm cho kết quả khả quan, trong vòng 3 ngày kể từ khi sử dụng Xuyên tâm liên tình trạng sức khỏe của các tình nguyện viên mắc Covid-19 đều được cải thiện.
Theo Y học cổ truyền, xuyên tâm liên có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, tiêu thũng chỉ thống. Thường được dùng trị cảm sốt, cúm, trị ho, viêm họng, viêm phổi, sưng amidan, viêm đường tiết niệu, viêm âm đạo, khí hư, viêm nhiễm đường ruột, tăng huyết áp, đau nhức cơ thể, tê thấp, mụn nhọt...
Cây còn có tên khác là khổ đởm thảo, nhất kiến hỷ, trong Đông y gọi là xuyên tâm liên. Là loại cây nhỏ sống 1 - 2 năm, mọc thẳng đứng, có thể cao đến 1m. Thân vuông, phân nhánh nhiều, các cành mọc theo 4 hướng. Lá mọc đối, có cuống ngắn, phiến lá hình trứng.
Hoa nhỏ, màu trắng có điểm hường, mọc thành chùm ở nách lá hay ở ngọn cành. Quả nang dài. Hạt hình trụ, thuôn dài, màu nâu nhạt.
Bộ phận dùng làm thuốc là phần trên mặt đất của cây thu hái vào đầu thu khi cây bắt đầu ra hoa, cắt thành từng đoạn, phơi hoặc sấy.
Xuyên tâm liên từng được coi như "thần dược", đặc biệt trong thời kỳ bao cấp, được dùng khá phổ biến. Các nghiên cứu gần đây càng cho thấy rõ giá trị của loại thuốc này trong điều trị bệnh nói chung, và tiềm năng trong phòng chống Covid-19 nói riêng.
Tuy nhiên, sản lượng trồng loại dược liệu này hiện nay còn rất ít và ít được ghi đơn cũng như tham gia trong thành phần của thuốc thành phẩm đông dược.
Lương y Vũ Quốc Trung cho biết Xuyên tâm liên đi vào phế và can. Nó được coi là kháng sinh thiên nhiên có thể trị đuoc nhiều vi khuẩn, virus…
Có thể dùng vị thuốc này trong các bài thuốc có các vị thuốc chứa tinh dầu và ấm tỳ vị như bạc hà, tía tô, kinh giới, gừng, bạch truật…
Đối với người mắc Covid-19 có triệu chứng đau rát họng có thể dùng 12 gram Xuyên tân liên tươi nấu uống hoặc uống các chế phẩm dạng bột se viên thì 20-30 viên/ ngày x 2-3 lần/ ngày, dùng trong 1-4 ngày trở lại.
Lương y khuyến cáo nên uống kèm với nước tía tô, 1 nắm tay lớn vừa lá, vừa cọng đun với 3 lát gừng, chút muối hột để ra mồ hôi giải nhiệt bên trong và ấm tỳ vị giúp dung nạp được thuốc. Trẻ em dùng 1/3-1/2 liều của người lớn.
Link gốc: https://doanhnghieptiepthi.vn/vi-thuoc-thao-duoc-viet-nam-thu-nghiem-lam-sang-dieu-tri-cho-benh-nhan-covid-19-co-cong-dung-ra-sao-161211707201023015.htm
Theo ttvn.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.