Thần đồng đất Việt là bộ truyện tranh Việt Nam nổi tiếng và tạo nên cơn sốt khi ra đời vào năm 2002. Tuy nhiên, giữa tác giả và công ty sản xuất đã xảy ra tranh chấp bản quyền sau khi bộ truyện tranh ra đời không lâu.
Bộ truyện đã được Cục Bản quyền cấp giấy chứng nhận vào tháng 5/2002 cho đồng tác giả là họa sĩ Lê Phong Linh (Lê Linh) và bà Phan Thị Mỹ Hạnh, (đại diện công ty Phan Thị), riêng quyền tài sản (các quyền khai thác, sử dụng tác phẩm…) thuộc về Công ty Phan Thị.
Tuy nhiên, sau khi bộ Thần đồng đất Việt phát hành đến tập thứ 78 thì họa sĩ Lê Linh quyết định ngưng cộng tác với Phan Thị nên từ đó các tập tiếp theo của bộ truyện tiếp tục ra đời không đề tên tác giả họa sĩ là ông Linh, dù vẽ giống nhân vật của ông Linh.
Bộ truyện đã được Cục Bản quyền cấp giấy chứng nhận vào tháng 5/2002 cho đồng tác giả là họa sĩ Lê Phong Linh (Lê Linh) và bà Phan Thị Mỹ Hạnh, (đại diện công ty Phan Thị), riêng quyền tài sản (các quyền khai thác, sử dụng tác phẩm…) thuộc về Công ty Phan Thị. |
Một số tập chỉ đề tên Công ty Phan Thị, các tập sau nữa đề tên những họa sĩ thực hiện cho đến nay. Trước sự việc hy hữu này, họa sĩ Lê Linh cho rằng ông là tác giả của bộ truyện nên có quyền bảo vệ sự toàn vẹn đối với tác phẩm mà không ai có quyền sáng tác các tập tiếp theo dựa trên các nhân vật có sẵn trong bộ truyện.
Vì vậy, từ tháng 4/2007, họa sĩ Lê Linh chính thức khởi kiện Công ty Phan Thị lên Tòa án Kinh tế TP.HCM.
Sau đó, phía Phan Thị cũng kiện ngược lại họa sĩ Lê Linh đã dùng hình ảnh nhân vật Trạng Tý (theo Phan Thị nhân vật này thuộc quyền khai thác của họ) để sáng tác bộ truyện tranh mới.
Theo dự kiến, phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ kiện tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt giữa họa sĩ Lê Linh và công ty Phan Thị sẽ diễn ra vào sáng 28/12. Đây cũng là phiên xét xử đầu tiên của vụ kiện sau 12 năm kể từ ngày họa sĩ Lê Linh nộp đơn khởi kiện, đòi lại công bằng.
Theo nhiên theo thông tin được đăng tải trên Đời sống & Pháp lý, trước thềm phiên xử, Giáo sư - Tiến sĩ Khoa học Luật Nguyễn Vân Nam - người bảo vệ quyền và lợi ích, đại diện cho công ty Phan Thị - cho biết phía ông đã xin hoãn phiên tòa hôm 28/12.
Chia sẻ lí do tạm hoãn với báo điện tử Tri thức trực tuyến, ông Vân Nam nói: "Tôi rất bận, không thể vừa nhận đơn ngày trước, ngày sau đã đi ra tòa xử được. Gấp như vậy tôi không có thời gian để chuẩn bị. Trong khoảng thời gian này, tôi còn có nhiều vụ việc khác phải xử lí, ra tòa trong nước, tòa quốc tế, nên không cách nào đến phiên lần này được, buộc phải xin hoãn lại".
Theo đại diện Phan Thị, giấy triệu tập đương sự của Tòa án Nhân dân Quận 1 TP HCM được kí ngày 30/11, nhưng đến 16h ngày 24/12 mới đến tay ông Nam. Và nếu không nhờ báo chí đưa tin, ông cũng không biết thông tin về phiên tòa.
Trong khi đó, về phía nguyên đơn là họa sĩ Lê Linh, anh cho biết vẫn chưa nhận được thông báo nào của tòa án về việc hoãn phiên xét xử ngày 28/12. Do vậy, họa sĩ Lê Linh khẳng định anh vẫn sẽ có mặt tại tòa theo lệnh triệu tập ban đầu.
Theo luật sư Nguyễn Quốc Cường - đoàn luật sư TP HCM, trong trường hợp nếu tòa án đồng ý hoãn phiên xử, tòa sẽ thông báo đến các bên, đồng thời sẽ dời ngày xét xử sang ngày khác. Việc tạm hoãn phiên xét xử có thể diễn ra trước hoặc ngay trong ngày 28/12. Thời hạn hoãn là trong vòng 30 ngày phải mở phiên tòa mới, không thể hoãn quá lâu được.
Trước đó, theo thông tin đăng tải trên Zing, tiến sĩ Nguyễn Vân Nam, người bảo vệ quyền và lợi ích của công ty Phan Thị cho biết trước đây, ông Lê Linh với chữ ký của mình đã ký xác nhận bà Phan Thị Mỹ Hạnh là đồng tác giả. Theo điều 3 Bộ Luật Dân sự Việt Nam, ai tự nguyện, tự do ký kết một giao dịch thì người ấy có nghĩa vụ phải thực hiện giao dịch đó. Nếu không thực hiện thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Theo ông Vân Nam, ông Lê Linh đã ký công nhận bà Hạnh là đồng tác giả và yêu cầu Cục Bản quyền tác giả cấp giấy chứng nhận. Cục Bản quyền tác giả cũng đã cấp giấy chứng nhận hai người là đồng tác giả. Thế nhưng, ông Linh giờ lại khởi kiện yêu cầu tòa tuyên ông là tác giả duy nhất.
Cho đến khi chữ ký xác nhận công nhận bà Phan thị Mỹ Hạnh là đồng tác giả với mình còn hiệu lực, thì đến khi đó ông Lê Linh vẫn không có quyền khởi kiện yêu cầu tòa án tuyên ông là tác giả duy nhất.
Trong khi đó, họa sĩ Lê Linh khẳng định: “Là tôi là tác giả duy nhất. Đó là yêu cầu tôi đặt ra ngay từ đầu”.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.