Trong trào lưu cho trẻ học trước khi vào lớp 1 hiện nay, nhiều cha mẹ đã không cân nhắc kỹ, bắt con học sớm, chạy đua vào lớp 1, … Và kết quả thực tế là trẻ học giỏi đâu chưa thấy, chỉ thấy phổ biến tình trạng thầy cô và cha mẹ kêu trẻ chủ quan, chán học vì đã học trước rồi, sợ học vì thấy học căng thẳng từ bé. Mỗi ngày đi học làm mệt mỏi cả cha mẹ và con chứ không thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
|
Đánh mất tuổi thơ của con
Trẻ ở giai đoạn 4-5 tuổi thường có nhu cầu vui chơi, khám phá thế giới xung quanh, … Trẻ chưa đủ trưởng thành để ngồi yên một chỗ quá lâu, tay trẻ chưa đủ khéo để uốn cây bút viết chữ theo ý muốn. Không phải ngẫu nhiên mà có quy định 6 tuổi mới cho trẻ đi học. 6 tuổi là mốc tuổi trẻ đã có sự phát triển toàn diện về nhân cách, thể chất, tinh thần, độ khéo léo… thích hợp nhất cho việc học theo một chương trình đào tạo. Với trẻ dưới 6 tuổi, học trước sẽ gây hại cho trẻ về nhiều mặt: trẻ mất cơ hội vui chơi để rèn luyện cơ thể, rèn luyện kỹ năng sống, độ khéo léo của bàn tay, sự tập trung của tư duy, ... Các cha mẹ thường đánh giá thấp các trò chơi của trẻ, vì vậy đã tước mất cơ hội vui chơi của con mình. Vui chơi là quyền của trẻ em. Vui chơi là cơ hội vàng cho trẻ em phát triển toàn diện cả ba mặt: trí tuệ, thể chất, tinh thần, nhằm chuẩn bị cho sự trưởng thành để bước vào giai đoạn tiểu học.
Học trước còn gây hại cho trẻ về thói quen viết và cách ngồi học
Bàn tay, ngón tay trẻ chưa đủ khéo nên viết chữ xấu, sau này khó luyện cho trẻ viết chữ ngay ngắn hơn những trẻ học viết đúng tuổi. Trẻ bé quá, khó tập trung nên thường nghịch phá, mải chơi hơn học… Điều này tạo thói quen học rất không tốt cho trẻ trong tương lai, vừa gây bực bội cho cha mẹ và thầy cô, từ đó người lớn dễ nổi giận và đánh mắng trẻ, càng khiến trẻ sợ học.
|
Gây áp lực tâm lý của trẻ
Trẻ bị gò ép vào khuôn phép quá sớm sẽ căng thẳng, bực bội, những kỹ năng chưa thành thạo cộng với việc tiếp thu bài chưa tốt sẽ khiến trẻ tự ti, sợ học. Và sau khi đã học được một ít kiến thức lớp 1 thì vào học chính thức, trẻ sẽ có tâm lý chán học, chủ quan, … trẻ lại dễ mải chơi, mất tập trung hơn. Hơn nữa, việc có một số em học trước sẽ gây khó khăn cho giáo viên trong việc tổ chức lớp học với sự chênh lệch trình độ. Nếu ngày càng nhiều em học trước trong lớp thì giáo viên thiếu trách nhiệm mà đi theo nhu cầu số đông sẽ khiến các em chưa học bị thiệt thòi… Giáo viên sẽ thích dạy một lớp học đồng đều, các em đều chưa đi học trước hơn vì được đi đúng chương trình quy định, học từ dễ đến khó với những học sinh đang tràn đầy trí tò mò và lòng ham học.
Trước khi con vào lớp 1, thay vì dạy con học viết chữ bố mẹ hãy trang bị những kiến thức, kỹ năng nền tảng để chuẩn bị tốt nhất cho việc vào lớp 1. Trẻ cần nhận biết thế giới xung quanh, biết các mối quan hệ xã hội bên ngoài gia đình, biết mơ ước về tương lai, biết các kỹ năng tự bảo vệ - giữ cho mình được an toàn, biết sơ lược về chữ cái, về số học, toán học…hay đơn giản trẻ cần biết tự phục vụ bản thân vì lên lớp 1 không có cô bảo mẫu nữa.
Theo sohuutritue.net.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.