5 thói quen gây hại cho mắt bé hầu hết bố mẹ Việt vẫn điềm nhiên làm, cần sửa ngay trước khi hối hận vì quá muộn

1 - 3 tuổi là 'thời kì vàng' phát triển thị giác của bé, bố mẹ nhất định phải tránh những thói quen sai lầm này.

Nếu như mới sinh các bé mới chỉ nhìn thấy những chuyển động mờ mờ trước mắt thì đến khoảng 5 tháng tuổi, bé đã có thể cảm nhận được chiều sâu của hình ảnh, phân biệt được màu sắc, không còn bị "mù màu" nữa.

Trong 3 năm đầu đời, hệ thống thị giác của bé phát triển nhanh chóng. Với sự kích thích của môi trường bên ngoài, thị lực trẻ dần hoàn thiện, giai đoạn 3 - 5 tuổi thị giác trẻ có thể đạt đến 70%, và khoảng lên 7 tuổi thì cơ bản hoàn thiện.

Những thay đổi thị giác của trẻ nhỏ không dễ nhận ra như người lớn, nhưng nếu không chú ý đến những thói quen nhỏ hàng ngày, thị giác của trẻ có thể bị ảnh hưởng nặng nề.

Dưới đây là 5 thói quen xấu gây hại cho mắt trẻ, bố mẹ cần chú ý:

1. Để đèn khi con ngủ

Nhiều mẹ thường bật đèn ngủ suốt đêm để có thể thức dậy cho con bú, thay tã hay xem có ọ ẹ gì không. Tuy nhiên việc này sẽ khiến mắt bé bị kích thích bởi ánh sáng, ảnh hưởng đến nhận thức phân biệt ngày - đêm của trẻ, cơ mắt bé cũng ở trạng thái luôn căng, mỏi.

5 thói quen này gây hại cho đôi mắt bé, bố mẹ cần sửa ngay trước khi hối hận vì quá muộn - Ảnh 1.

Ánh sáng thường xuyên từ đèn ngủ có hại cho mắt bé (Ảnh minh họa).

Đồng thời, cơ thể con người tiết ra melatonin và dopamine khi ngủ có tác động đến hệ thần kinh. Việc bật đèn khi ngủ sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiết các hormone này của cơ thể.

Mẹ có thể dùng đèn ngủ ánh sáng nhẹ (không quá 8w) để xa giường ngủ và chỉ bật lên khi cần thiết.

2. Treo đồ chơi cố định ở 1 vị trí trên cũi

Ngày nay, khi cho con nằm cũi các mẹ đều mua thêm đồ chơi treo nôi/cũi để trẻ sơ sinh có thể nằm chơi từ khi lọt lòng. Tuy nhiên, nếu khoảng cách từ nơi bé nằm đến đồ chơi quá gần hoặc mẹ chỉ gắn cố định một chỗ sẽ khiến cơ mắt bé bị mỏi.

Nên thay đổi vị trí treo đồ chơi sang cả 2 bên trái, phải của cũi để bé nhìn được theo cả hai hướng.

3. Không bảo vệ mắt bé dưới ánh sáng mạnh

5 thói quen này gây hại cho đôi mắt bé, bố mẹ cần sửa ngay trước khi hối hận vì quá muộn - Ảnh 3.

Nên bảo vệ mắt bé khi ra ngoài trời nắng (Ảnh minh họa).

Cho trẻ ra ngoài chơi là hoạt động rất tốt được các chuyên gia luôn khuyến khích bố mẹ nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoạt động ngoài trời trong khoảng thời gian nắng đỉnh điểm, nhất là vào mùa hè (thời gian giữa trưa) sẽ rất hại cho mắt bé.

Độ trong suốt giác mạc và thủy tinh thể của trẻ sơ sinh cao hơn của người lớn, dưới ánh sáng mạnh, tia cực tím xuyên qua sẽ ảnh hưởng lớn đến mắt trẻ. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên đeo kính râm phù hợp với độ tuổi để bảo vệ đôi mắt của trẻ. Kính râm có thể chặn 99 - 100% tia cực tím có hại cho mắt.

Vì vậy, bố mẹ nên tránh đưa trẻ ra ngoài trời khi đang nắng gắt hoặc nhớ phải đeo kính cho bé khi đi ra ngoài.

4. Để trẻ thường xuyên tiếp xúc với đèn sưởi hoặc flash

Thời tiết chuyển lạnh, các gia đình thường dùng đèn sưởi (đèn yuba) trong phòng tắm. Khi đèn sưởi nóng lên nhanh chóng, ánh sáng yuba rất mạnh. Mắt trẻ còn tương đối mỏng mạnh, ánh sáng mạnh dễ dàng xuyên qua giác mạc và thủy tinh thể làm tổn thương võng mạc.

Mẹ nên bật đèn sưởi trước khi bé tắm để nhiệt độ phòng tắm ấm lên và tắt khi bé tắm. Ngoài ra, nên tránh bật đèn flash khi chụp ảnh cho bé, ánh sáng flash cũng rất hại mắt bé.

5. Sử dụng đồ điện tử quá sớm

5 thói quen này gây hại cho đôi mắt bé, bố mẹ cần sửa ngay trước khi hối hận vì quá muộn - Ảnh 4.
 

Sự phổ biến của các thiết bị điện tử thông minh như điện thoại, ipad, máy tính, tivi thông minh khiến không ít bố mẹ coi đây là vật "trông trẻ" hữu ích.

Nghiên cứu mới nhất của Học viện Nhãn khoa Hoa Kỳ (AAO) và Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) đã chỉ ra rằng bản thân các thiết bị điện tử không làm trẻ bị cận thị nhưng cách sử dụng chúng mới là nguyên nhân. Để trẻ nhìn chằm chằm vào tivi, điện thoại trong thời gian dài, tần suất chớp mắt không đủ sẽ gây ra các vấn đề về mắt như khô, ngứa và mờ mắt.

Tốt nhất, không cho trẻ dưới 2 tuổi tiếp xúc với các thiết bị điện tử. Và với trẻ lớn hơn, khi cho trẻ xem tivi, điện thoải, bố mẹ nên quản lý bằng nguyên tắc 20-20-20 tức là cứ 20 phút nhìn vào các thiết bị này, cho trẻ 20 giây nhìn ra xa cách 20 feet (khoảng 6m).

Ngoài những thói quen trên, để đảm bảo thị lực trẻ phát triển khỏe mạnh, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:

- Kiểm soát đồ ngọt trong chế độ ăn của bé: Đường trong các loại thực phẩm ngọt khi chuyển hóa sẽ làm giảm hàm lượng canxi trong cơ thể. Thiếu canxi sẽ làm cho độ đàn hồi của võng mạc mắt giảm, áp lực trong thủy tinh thể tăng lên, đường kính trước - sau của nhãn cầu bị dài ra, đồng thời có thể gây thoái hóa giác mạc... Những việc này sẽ đẩy nhanh quá trình cận thị.

- Bổ sung thực phẩm có lợi cho sự phát triển thị giác như vitamin A, DHA: DHA chiếm 50% lượng axit béo không bão hòa trong võng mạc, à thành phần quan trọng của tế bào hình nón tạo nên ánh sáng trong võng mạc, nếu thiếu sẽ dẫn đến suy giảm chức năng thị giác và chậm phát triển thị lực. CÒn vitamin A có chức năng duy trì thị giác bình thường.

Sữa mẹ và cá biển rất giàu DHA, vì thế nên cho trẻ bú sữa mẹ lâu dài và bổ sung cá biển vào bữa ăn của bé. Hoặc có thể chọn sữa công thức giàu DHA.

 

Link gốc: http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/5-thoi-quen-gay-hai-cho-mat-be-hau-het-bo-me-viet-van-diem-nhien-lam-can-sua-ngay-truoc-khi-hoi-han-vi-qua-muon-162201511213105336.htm

Theo ttvn.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang