6 đặc điểm của con cho thấy cha mẹ đã giáo dục con nên người

Đây là 6 đặc điểm cơ bản cho thấy một đứa trẻ phát triển tốt về nhân cách cũng như tài năng, trí tuệ. Hãy thử xem con mình đã có những đặc điểm nào từ đó định hướng giáo dục con đúng hướng.

1. Chủ động nhận lỗi

Một đứa trẻ biết chủ động nhận lỗi là một trong những điều cho thấy rõ nhất con đã nhận được sự giáo dục tốt từ cha mẹ.

Tuy nhiên, việc nhận lỗi đơn thuần không khó, điều quan trọng là nhận ra mình sai ở đâu, từ đó có thể sửa chữa như thế nào, đó mới đúng là những điều trẻ nên học được.

 

2. Lễ phép, lịch sự với mọi người

Bất kể gặp người lớn hay bạn bè cũng tuổi, trẻ đều có thể chủ động chào hỏi lịch sự. Lễ phép, lịch sự cũng là biểu hiện cho thấy cha mẹ đã giáo dục con cẩn thận.

3. Có đồ mới nghĩ ngay tới việc chia sẻ với mọi người

Chia sẻ là một đức tính tốt. Nó cho thấy con biết nghĩ cho mọi người.

Một đứa trẻ sớm biết nghĩ cho người khác, không ích kỷ cho riêng mình có nhiều hy vọng sẽ hiếu thuận, sớm biết lo lắng, chăm sóc cha mẹ.

4. Có chí tiến thủ

Trẻ có ý chí phấn đấu sẽ đủ động lực nghiên cứu, tìm hiểu những điều mới. Cha mẹ chỉ cần gợi ý, tạo sự tò mò cho trẻ với những điều mới, con sẽ say sưa tìm hiểu, khám phá, từ đó bồi bổ tri thức cho chính mình, khả năng suy nghĩ, làm việc cũng ngày một phát triển.

Một đứa trẻ luôn muốn mày mò, có chí tiến thủ tương lai sẽ có nhiều cơ hội tiến xa.

5. Chuyên tâm khi làm việc

Có những đứa trẻ rất chuyên tâm, chăm chú khi làm một việc gì đó. Lúc ấy, người lớn nhất định không nên làm gián đoạn sự tập trung của con.

Khả năng tập trung của con đang trong giai đoạn phát triển, cần sự bảo vệ của cha mẹ. Tất nhiên cha mẹ chú ý, đừng nhầm lẫn việc con chăm chú chơi điện thoại thuộc khả năng tập trung này.

6. Trẻ suy nghĩ linh hoạt, đa dạng, khác cách nghĩ thông thường

Trẻ em có rất nhiều suy nghĩ, ý tưởng khác nhau và thường không thích làm mọi chuyện giống thông thường. Đừng cho rằng đó là đứa trẻ không biết nghe lời mà có thể con thực sự có cách suy nghĩ riêng của mình.

Vì vậy với những việc không quá quan trọng, không gây hại, hãy tập lắng nghe và tôn trọng những ý kiến của trẻ.

Theo www.giadinhmoi.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang