Đọc cùng với trẻ
Nếu bạn từng cùng đọc sách với con ngay từ khi chúng còn nhỏ, chúng sẽ biết được những hình ảnh hay âm thanh giống nhau được lặp đi lặp lại nhiều lần trong sách. Chúng cũng biết được cái cảm giác dễ chịu khi ngồi trong vòng tay yêu thương và niềm thích thú được nhân đôi khi cùng đọc sách với ba mẹ. Với chúng, nhìn chăm chú vào sách thì không bao giờ là một hoạt động chán ngắt hay bị bắt buộc. Với đứa trẻ như thế này đã có một sự khởi đầu thuận lợi.
Bạn không cần phải đọc tất tần tật những gì có trong sách cho trẻ (hoặc là sẽ tốt hoặc là cả hai sẽ thấy chán ngắt). Cứ thoải mái phăng câu chuyện và nói nhỏ nhẹ về những hình ảnh bạn đang nhìn vào (Nhìn con mèo này! Một con mèo mun to ơi là to! Y như con mèo của bà ngoại ý. Một con mèo lông xù thích vuốt ve). Ở giai đoạn này, tất cả những gì cần thiết là âm thanh trầm bổng của giọng nói bạn, sự kết nối giữa sách với hình ảnh và âm thanh và sự vui thích.
Trước khi bạn nghĩ đến việc mua một cuốn sách mới cho đứa con mới chập chững đi của bạn, điều bạn cần là thử đọc đi đọc lại một cách cần thận bởi độ tuổi này là độ tuổi của “sự lặp đi lặp lại”.
|
Hãy để vài cuốn sách trong tầm với của con, tốt nhất là đặt trong một hộp đồ chơi với nhiều cuốn sách thú vị, để trẻ có thể nhìn thấy (và gặm và nhai) sách bất cứ khi nào chúng thích. Những cuốn sách gặm được chắc chắn là những cuốn thích nhất ở đây. Bạn hãy kiếm những cuốn sách có nhiều chất liệu vải khác nhau để trẻ được sờ chạm, cảm nhận, bóp vặn, có gương bóng để trẻ soi vào và cười khúc khích khi nhìn vào đó.
Khi trẻ lớn hơn một chút và khả năng hiểu của bé phát triển, bạn có thể để vào những cuốn sách có hình ảnh phức tạp hơn, có vài chữ để đọc và thậm chí dàn ý của câu chuyện. Hãy tìm những sách truyện minh họa đơn giản, nhiều màu sắc và những chủ đề thân thuộc với trẻ - chủ yếu là các con vật, xe cộ, các con vật làm những việc giống bé, xe cộ làm những việc giống bé và cả các bạn nhỏ làm những việc giống bé.
Những cuốn sách thiết kế bật lên phức tạp (pop-up) đều là những cuốn sách rất đáng yêu nhưng bọn trẻ sẽ khó tránh khỏi việc xé toạc nó ra và không ngừng dùng ngón tay lật giở. Dòng sách giấy dày dùng bút tẩy được cũng là sách phù hợp với trẻ độ tuổi này.
Những kỹ năng trước khi đọc dành cho trẻ chưa đến tuổi đến trường
Bạn đừng cố lôi thẻ hình ra để dạy trẻ. Dù cho con bạn mê thích đọc sách như thế nào, dù cho bạn hoan nghênh con tự đọc (và thực sự không có sự ép buộc, nhớ là vậy), thì vẫn có những kỹ năng cơ bản tiền đề con bạn cần nắm trước.
Bây giờ, trẻ chắc hẳn đã biết sách có mặt trước và mặt sau và sách có diễn biến câu chuyện qua từng trang. Tiếp đến là hiểu rằng các từ ngữ trên trang sách được đọc từ trái qua phải, và rằng những hình dạng khác nhau của các ký tự trong từ ngữ là giúp bạn nhận dạng ra cách phát âm khi đọc chúng lên. Tất nhiên, bạn không thực sự cần dạy trẻ điều đó, trẻ tự tiếp thu được điều đó khi bạn đọc sách cùng chúng. Hãy chỉ tay vào từ bạn đọc và di chuyển ngón tay theo dòng, nhìn vào hình và cố gắng đọc hết để biết câu chuyện nói về điều gì.
Trong lúc đọc hoặc sau khi đọc, hướng trẻ vào nội dung câu chuyện, hỏi chúng xem thích gì hay không thích gì trong truyện… Đây đều là những kỹ năng rất quan trọng trước khi biết đọc.
Hãy tìm những quyển sách có nền sáng, minh họa vui nhộn và rõ ràng, câu chữ không quá phức tạp. Những câu chuyện đọc theo vần đặc biệt rất tốt, chúng giúp trẻ hấp thu vần điệu và cấu trúc của câu và làm nhạy bén hơn kỹ năng nghe, trẻ sẽ sớm phân biệt được âm của các ký tự khác nhau. Vần điệu cũng hỗ trợ việc đoán từ, một kỹ năng trước khi đọc quan trọng - bạn hãy thử dừng trước khi bạn đọc nốt vần để xem trẻ có thể điền tiếp từ cho bạn không (ví dụ, “Lạy trời mưa xuống, lấy nước tôi…”).
|
Dạy trẻ cách nhận biết âm và ký tự
Nếu bạn thấy trẻ đã sẵn sàng, bạn có thể bắt đầu nói với chúng biết về ngữ âm – xây dựng dựa trên những gì chúng đã bắt đầu học ở trường. Hãy tìm một cuốn sách ABC đẹp và nhìn vào các ký tự lẫn nhau. Bắt đầu với ký tự tên của bé và từ đó hãy để trẻ đọc chính tả theo nhịp điệu của bé. Phát âm theo đúng ngữ âm “a” thay vì “ay” và “b” thay vì “bi”, bởi vì đây là cách chúng sẽ học tại trường mầm non và tiểu học.
Bạn cũng có thể làm chữ cái nam châm dán lên cửa tủ lạnh hoặc mua chữ cái mút xốp thả nổi trong nhà tắm. Một khi chúng biết phân biệt âm của các ký tự, bạn có thể chỉ vào ký tự khi chúng nhìn thấy trên các bảng đèn đường hay nhãn hiệu thức ăn hay sách. Bạn cũng có thể nghĩ đến những trò chơi ghép vần khác để cùng chơi, từ trò chơi xưa cũ “đoán từ” đến những trò chơi hiện đại hơn với những thứ hấp dẫn hơn…
Nếu con bạn vẫn hào hứng học tiếp (và, xin nhắc lại lần nữa, không có gì gấp gáp), bạn nên giúp chúng học cách ghép vần với nhau để tạo một từ đơn giản có nguyên âm và phụ âm: ví dụ “t” với “o” đọc thành “to”, “a” với “n” đọc thành “an”.
Đọc đi đọc lại, ngày một nhanh hơn cho đến khi trẻ đọc được và hiểu được.
Giúp trẻ đến tuổi đi học học cách đọc
Một khi con bạn bắt đầu đi học, chúng sẽ được dạy không chỉ những chữ cái cơ bản mà còn học những chữ ghép phức tạp như “ch”, “tr”, “in” “ong”. Chúng sẽ mang sách đọc về nhà, đọc theo và học thuộc lòng một bộ những từ quan trọng.
Chúng có thể làm việc này như một chú vịt tập bơi dưới nước, hoặc có thể cần nhiều và nhiều sự giúp đỡ của bạn để khuyến khích tinh thần.
Có thể khó đối với trẻ nào thấy bạn cùng lớp của chúng học nhanh hơn chúng – đặc biệt nếu có một vài trẻ đã biết đọc trước khi đến trường. “Con trai tôi sinh vào mùa hè vã chỉ vừa tròn 4 tuổi khi bé đi học. Thằng bé hoàn toàn chậm hơn so với đa số các bạn khác trong việc biết đến khái niệm đọc. Tôi bắt đầu nghĩ đến việc chấp nhận số phận thằng bé đứng cuối lớp mãi mãi. Thật rất khó để không khỏi lo lắng về việc đó”... Là một giáo viên, tôi có thể nói việc đọc sớm hay muộn không có mối liên quan gì đến trí thông minh của một đứa trẻ.
Học cái gì trẻ đang học
Dĩ nhiên cũng có nhiều cách bạn có thể giúp đứa con trở thành mọt sách một ngày nào đó khi nó vào guồng biết cách đọc một cách nhanh hơn. Điều quan trọng để bạn giữ vững tinh thần (và giúp con bạn cũng như vậy) là luôn ghi nhớ rằng không có hai trẻ nào cùng học đọc với cùng tốc độ và nhịp điệu như nhau. Một vài đứa phóng rất nhanh lúc đầu sau đó chậm lại, một vài đứa học chậm rãi từ từ, một vài đứa thì cà lăm lúc đầu sau đó lại học thần tốc – với đủ các kiểu dạng khác nhau. Và cho dù thế nào đi nữa, nhìn chung vẫn không có mối liên hệ nào lớn giữa tốc độ học đọc với tốc độ của tế bào não bộ cả.
Nhiều giáo viên nói hoặc viết thư nhẹ nhàng giải thích với các ba mẹ về các phương pháp họ đang sử dụng để dạy trẻ đọc (nếu giáo viên của con bạn không làm vậy, hãy hỏi họ cho vài lời khuyên).
Phương pháp được yêu thích nhất là (một dạng của) ngữ âm học – giải mã từ ngữ bằng âm thanh qua các âm ký tự khác nhau chúng chứa đựng.
Hãy cố gắng ghi nhớ điều này trong đầu khi bạn lắng nghe con bạn đọc tại nhà: Nếu trẻ gặp khó khăn khi đọc từ “chó”, ví dụ vậy, có thể có cách hữu ích hơn để nói “Chúng ta đọc từ Chó nào: ch-o-‘”. Thay vào đó là “Nó bắt đầu bằng chữ ch và phát âm gần giống với từ Nó”.
Hãy xem qua bìa sách trước
Bởi vì xác suất lớn là cuốn sách có hình gì ở bìa thì bối cảnh nội dung xoay quanh về nó ("Ồ, đây là cuốn sách nói về một con chó”). Và hơn thế nữa, tựa đề cũng chứa nội dung mà những từ ngữ phức tạp trong sách nói đến. (Cuốn sách này có tựa là "Chú chó Wellington của tôi”).
Nắm bắt thông tin đó, bất kỳ ai cũng cảm thấy đọc sách dễ dàng hơn.
Cho trẻ thời gian để nhìn hình trong sách
Ngay từ lúc nhỏ, con bạn đã biết rằng những manh mối trong truyện nằm ở hình ảnh. Vì vậy, hãy để chúng được nhìn ngắm những trang sách trước khi chúng tự đọc chữ được.
Nói về cốt truyện
Hãy kiểm tra xem chúng có hiểu chúng đang đọc cái gì không hay là chỉ nhắc lại như vẹt những âm tiết chúng ghi nhớ lại. Hãy hỏi trẻ rằng chúng nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo và đến đoạn cuối, hỏi chúng thích hoặc không thích và tại sao.
Đừng chê bai một phán đoán tốt
Câu văn là “Tôi dùng khăn vải để lau mặt”, và trẻ đọc thành “Tôi dùng khăn vải để rửa mặt”.
Câu đó hơi sai một chút nhưng là một sự phán đoán tốt, bởi vì trẻ nghĩ đến nghĩa của câu (Và bạn chỉ cần nhẹ nhàng nói là “Gần đúng. Nhưng từ lau bắt đầu bằng chữ ‘l’ đúng không?”). Có trẻ sẽ đoán là “Tôi dùng khăn vải để rửa mặt” do trẻ nhìn từ và chỉ đọc đúng nguyên âm sau nhưng lại không đoán đúng nghĩa của câu.
Duy trì việc đọc từng đoạn ngắn
Mười phút là tối đa và đừng nghĩ đến chuyện đọc nếu như trẻ đang đói, mệt hay buồn.
Giúp trẻ học những từ quan trọng
Một vài từ khá phổ biến, chúng chỉ cần nhìn chữ học thuộc bằng cách nghe chứ không cần đánh vần.
Tìm sách chúng thích
Những sách đọc trong trường thường hỗn tạp nào là các thể loại sách cũ kỹ, kỳ cục, với sách mới, hay, có vần có điệu và sách cũ câu từ chán ngắt lặp đi lặp lại.
Nếu con bạn không may đem sách về nhà đọc các cuốn thể loại “Chiếc mũ màu đỏ. Chiếc mũ màu xanh.Chiếc mũ màu vàng”, bạn có lẽ nên tìm những cuốn sách thú vị hơn để đọc ở nhà.
Chọn những cuốn sách về những gì chúng thích thú hoặc làm chúng cười nghiêng ngả. Bỏ đi những truyện vỡ lòng nhàm chán khó đọc, những bài thơ thô và cốt truyện ngớ ngẩn.
Duy trì việc đọc với chúng
Hãy đọc những cuốn sách vải rực rỡ, những câu chuyện tưởng tượng đầy kích thích, truyện cổ tích nhẹ nhàng. Hãy để trí tưởng tượng của trẻ điền vào những điều tuyệt vời để tăng cường thêm mối liên kết giữa đọc và yêu thích đọc.
Mỗi đứa trẻ xứng đáng khám phá toàn bộ thế giới mà trẻ mong muốn từ sách vở, những gì bạn cần làm là mở ra cánh cổng để trẻ bước vào.
Theo sohuutritue.net.vn