7 ngôi chùa làm lễ giải hạn linh nghiệm ở Hà Nội

(lamchame.vn) - Gợi ý những ngôi chùa làm lễ giải hạn linh nghiệm nhất tại Hà Nội. Mời các bạn tham khảo và chia sẻ thông tin hữu ích này đến mọi người

Ngày rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu được coi là một trong ngày lễ lớn theo quan niệm của người Việt. Nhà nhà không chỉ cúng gia tiên mà còn lên chùa thắp hương, cầu mong sức khỏe, gia đình hạnh phúc, con cháu học hành tấn tới và làm lễ giải hạn để cầu cho gia đình bình an may mắn. Vậy làm lễ cúng giải hạn ở đâu thì tốt?

1. Chùa Phúc Khánh

Chùa Phúc Khánh còn có tên là chùa Sở, hay chùa Thịnh Quang, nằm trên phố Tây Sơn, gần Ngã Tư Sở, thuộc phường Thinh Quang, Đống Đa, Hà Nội. Dù là một ngôi chùa nhỏ nhưng lại thu hút nhiều người đến hành lễ. Hàng năm, dòng người đổ về đây chiêm bái, lễ Phật cầu ăn, dâng sao giải hạn, cầu siêu rất đông.

Trong đó, rằm tháng Giêng là thời điểm đông nhất. Mỗi ngày có tới hàng nghìn phật tử đổ về đây. Đặc biệt trong các khóa lễ người dân thường đứng kín từ trong chùa tràn ra đến ngoài phố Tây Sơn, lan sang cả Ngã Tư Sở, nhiều người còn chấp nhận đứng xa cả cây số để vái vọng.

2. Chùa Hà

Ngoài sự nổi tiếng linh thiên về cầu duyên Chùa Hà cũng là địa điểm nổi tiếng để làm lễ dâng sao giải hạn đầu năm.

Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự, trước thuộc làng Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, nay thuộc quận Cầu Giấy – Hà Nội, được xây dựng từ thời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497).

Nếu như những ngôi chùa khác tập trung nhiều tầng lớp trung niên, các cụ ông cụ bà đến để giải hạn, để lễ bái thì chùa Hà được đông đảo học sinh, sinh viên biết đến với một cái tên khác – Chùa Tình yêu.

Chùa Hà nổi tiếng là linh thiêng nên chùa thu hút rất đông khách thập phương đến tham quan, lễ Phật. Trai chưa vợ, gái chưa chồng đến sắp lễ xin tìm được một nửa của mình. Những đôi yêu nhau cũng đến chắp tay thành kính cầu cho tình duyên trăm năm hạnh phúc.

Thêm vào đó, trong giới trẻ còn lan truyền những tin đồn về sự linh ứng của ngôi chùa này: nào là trai gái độc thân đến đây xin cầu duyên đều nhanh chóng tìm đuợc ý chung nhân của mình. Thậm chí có những bạn còn khăng khăng kéo người yêu mình đến đây thề yêu nhau, vì đã thể ở đây rồi sẽ không bao giờ thay lòng đổi dạ. Chính điều đó khiến chùa Hà trong tư tưởng của những người đến cầu càng mang đậm nét huyền bí linh thiêng. Ai đã một lần đến đây thắp hương, xin đài xin lộc đều mang trong mình một niềm tin vào sự linh ứng.

3. Chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, nằm cạnh Hồ Tây, ở cuối đường Thanh Niên, quận Ba Đình, Hà Nội.

Từng là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời Lý và thời Trần với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, là điểm thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử, khách tham quan, du lịch trong và ngoài nước.

Vào ngày rằm, đặc biệt là rằm tháng Giêng, người dân đổ về đây để cầu lộc, cầu sức khỏe, và bình an rất đông.

4. Chùa Quán Sứ

Chùa Quán Sứ là một ngôi chùa ở số 73 Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Chùa Quán Sứ là một trong ít ngôi chùa ở phía Bắc mà tên chùa cũng được viết bằng tiếng quốc ngữ.

Năm 1943, Tổng hội Phật giáo Bắc Kỳ đặt trụ sở tại chùa Quán Sứ. Năm 1942, chùa được xây lại theo quy mô kiến trúc và trang trí nội thất như ngày nay. Chùa có quy mô kiến trúc lớn, tam quan kiểu 3 tầng mái, chính giữa là lầu chuông.

Qua tam quan đến một sân rộng lát gạch. Giữa sân xây tòa chính điện cao, hình vuông, có hành lang bao quanh. Hai bên và đằng sau là dãy nhà dung làm thư viện, giảng đường, nhà khách và tăng phòng. Chùa Quán Sứ hiện nay là trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Vào ngày rằm tháng Giêng, dòng người đổ về đây để lễ Phật, cầu sức khỏe, bình an,... rất đông.

5. Phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ nằm trên bán đảo lớn giữa Hồ Tây, trước là một làng cổ của kinh thành Thăng Long nằm ở phía đông của Hồ Tây.

Phủ Tây Hồ được coi là một trong những ngôi đền linh thiêng để cầu tài lộc mỗi dịp đầu xuân năm mới.

6. Đền Quán Thánh

Trấn giữ phía bắc là đền Quán Thánh hay còn gọi là đền Trấn Vũ. Ngôi đền có vị trí đẹp, nằm đúng ngã tư giao đường Thanh Niên với đường Quán Thánh, nhìn sang Hồ Tây. Năm 1962, đền đã được Bộ VHTT&DL xếp hạng danh mục di tích lịch sử - văn hóa. Dịp đầu xuân hay mồng 1, ngày rằm hàng tháng, đền luôn tấp nập khách thập phương. Nơi đây tổ chức chính hội vào ngày 3/3 âm lịch hàng năm.

Ngoài bức tượng đồng thờ thần Huyền Trân Trấn Vũ là một công trình nghệ thuật độc đáo, nơi đây còn có quả chuông đồng trên gác tam quan với tiếng ngân đã đi vào lòng người dân Việt Nam: "Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương".

7. Đền Kim Liên

Đền Kim Liên - hay còn được gọi là đền Cao Sơn - trấn giữ ở phía nam của kinh thành Thăng Long. Được Bộ VHTT&DL xếp hạng danh mục di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia từ năm 1990, đây là một trong hệ thống những di tích quan trọng và nổi tiếng ở Hà Nội.

Hội đền và đình Kim Liên được tổ chức thường niên vào ngày 16/3 âm lịch, thu hút đông đảo du khách và người dân Hà thành.

Trong dịp này, người ta tổ chức các sinh hoạt văn hóa độc đáo như chọi chim, thi nấu cơm trên thuyền, chơi bấp bênh dưới nước, thi tài dọn cỗ cúng thần với những mâm cỗ rất thú vị.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU