Ẩm thực Việt Nam đặc sắc tới mức nào: Xem những món Tết sắp thất truyền dưới đây là hiểu

Thậm chí, có khá nhiều người chưa từng nghe tới tên những món này bao giờ.

Có một sự thật là, ẩm thực Việt Nam vô cùng đa dạng, thậm chí phong phú tới mức có nhiều món chúng ta còn chưa hề biết tới. Như ngay những món ăn ngày Tết thôi, ở mỗi nơi lại có rất nhiều món ăn đặc trưng khác nhau. Và có lẽ một điều không ai ngờ tới, chính là sự tồn tại của những món ăn Tết sắp thất truyền dưới đây.

Mọc vân ám

Nếu thắc mắc vì sao món ăn này sắp thất truyền, thì hãy xem độ khó trong các công đoạn làm món này đi, bạn sẽ hiểu được ngay. Bởi dù nguyên liệu đơn giản, cách làm nghe qua tưởng dễ, nhưng làm sao để tạo được món mọc vân ám thật đẹp mới khó.

Từ các nguyên liệu quen thuộc là thịt, mộc nhĩ, rau củ, nước hầm xương, người xưa đã khéo léo tạo nên những viên mọc ngũ sắc với màu thực phẩm hoàn toàn tự nhiên. Tất cả nằm gọn trong một lớp màng trong suốt từ nước ninh xương và bì lợn, nên mới có tên là vân ám - tức mây phủ. 5 màu sắc của 5 viên mọc ứng với kim - mộc - thủy - hỏa - thổ, gói trong lớp màng trong suốt tượng trưng cho đất trời, ý chỉ sự tụ hội của tất thảy tinh hoa, cầu chúc một năm mới vạn sự thuận lợi.

Bánh bó mứt

Đây là một món ăn ngày Tết của người dân xứ Huế. Tương truyền, ở Huế thời xưa, nhà nào cũng trồng rất nhiều cây ăn trái. Tới mùa thu, các loại hoa quả này được phơi khô và cất đi, bảo quản thật kỹ. Tới ngày Tết, chúng được mang ra trộn với gạo nếp, các loại mứt hoa quả, mè đen, đậu phộng, gừng, sau đó gói vào mo cau, khi ăn cắt thành từng lát.

Nghe thì đơn giản nhưng bánh bó mứt rất đẹp, bởi khi cắt ra trông mỗi miếng bánh như một bức xà cừ với các màu sắc đa dạng, bắt mắt. Món ăn này cũng là một trong những món làm nên nét ẩm thực cung đình, thể hiện sự duyên dáng, đài các, khéo léo của những người con vùng đất cố đô.

Ngày nay, món ăn này không còn phổ biến nữa, chỉ đôi khi mới được các nghệ nhân ẩm thực Huế phục dựng lại.

Thang cuốn tôm

Nghe nhiều người kể lại rằng, vào những ngày Tết, khi đã ăn thịt gà, bánh chưng, giò chả suốt, người ta bắt đầu nghĩ đến những món dân dã, thanh đạm hơn để đổi vị. Và thang cuốn được ra đời từ đó.

Thang cuốn tôm thật ra rất đơn giản, gồm 1 miếng thịt luộc, 1 con tôm, cuốn với chút bún, rau sống và buộc lại bằng hành lá đã trụng nước sôi cho thật dai. Tuy nhiên, tinh hoa của món ăn này lại tập trung ở nước chấm - một tổ hợp dậy vị và thơm lừng từ bỗng rượu nếp, thịt băm, lạc rang và mật mía. Ngày nay, do việc kiếm mật mía hay bỗng rượu nếp không dễ như các nguyên liệu khác nên người ta cũng ít làm món này hơn.

Tựu chung lại mới thấy, ngay cả ông cha ta thời xưa hay thế hệ ngày nay đều rất chỉn chu trong việc làm các món ăn ngày Tết. Từ khâu chọn nguyên liệu đều phải thật cẩn thận, từ mớ rau, miếng thịt đều phải thật tươi ngon. Không chỉ bởi làm món ăn ngon và đẹp mắt mà còn phải khoẻ lành, tốt cho người ăn. Nhất là ngày nay, khi yếu tố truyền thống cùng những yêu cầu về mặt sức khoẻ được đề cao, thì các bà, các mẹ càng chỉn chu hơn trong việc làm món Tết. Có vậy, các món ăn mới thật sự an hoà, đúng nghĩa một cái Tết "chuẩn chỉnh".

Tết này hãy cùng Knorr tôn vinh tinh hoa ẩm thực Việt bắt đầu từ những nguyên liệu khỏe lành quen thuộc dễ tìm đặc trưng cho 3 miền đất nước. Knorr sẽ đồng hành cùng bạn tạo ra những biến tấu cho món Tết và mâm Tết vừa lành, vừa ngon, vừa lạ mà quen để mâm Tết Việt khỏe mạnh mà cân bằng.

Cùng Knorr khám phá vị tết an hoà, an lành xuân sang cùng hơn 21 công thức món Tết an hoà từ Chef Nickie Trần TẠI ĐÂY và đừng quên tham gia ngay thử thách Khoe món Tết an hòa - Rước lộc quà bao la để rinh ngay quà tặng có tổng trị giá tới 150 triệu đồng TẠI ĐÂY bạn nhé!

 

Link gốc: https://doanhnghieptiepthi.vn/am-thuc-viet-nam-dac-sac-toi-muc-nao-xem-nhung-mon-tet-sap-that-truyen-duoi-day-la-hieu-161221501190144777.htm

Theo ttvn.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU