Xin được kể ra một câu chuyện không biết có nên cười hay không ở khu tập thể chỗ mình ở: 2 vợ chồng trẻ, 1 em bé hơn 1 tuổi và mỗi ngày, cả khu đều không lạ gì với hình ảnh bố chở xe máy, mẹ ngồi sau; tay thì bế bé, tay còn lại là bát cháo hay bình sữa vòng đi vòng lại quanh khu tập thể - ngày này sang ngày khác. Hay hình ảnh những em bé được cho ăn sữa bằng...xi lanh! Chắc cũng không cần bình luận thêm về các hình ảnh này, chung quy cũng chỉ từ những câu than thở trên.
Nguyên nhân nào khiến bé lười ăn?
Chúng ta sẽ chia ra 2 trường hợp: Bé lười ăn "kinh niên" và bé tự nhiên lười ăn, bỏ ăn.
Với trường hợp thứ nhất, bé lười ăn "kinh niên": Như các mẹ đều biết theo quy luật sinh tồn thì các bé sẽ không để mình bị đói trừ trường hợp đau ốm. Như vậy nếu các bé có ăn ít thì các mẹ cũng đừng sốt ruột hay căng thẳng quá! Thay vào đó chúng ta thử đi tìm nguyên nhân, các vấn đề của bé để hiểu bé hơn.
Có thường xuyên bắt bé phải ăn hết khẩu phần của mình trong khi có thể bé không thích món đó hoặc bé đã no?
Bé có hay ăn đồ ăn vặt, nhất là đồ ngọt?
Xem bé có bị bệnh mãn tính gì không? Nhất là các bệnh về đường ruột.
Với các bé tự nhiên lười ăn hay bỏ ăn các mẹ nên tìm hiểu 1 số nguyên nhân sau:
Bé có đang mọc răng không? Việc các răng nhú lên có thể sẽ làm cho các bé bị đau miệng. Bé có bị đau họng hay viêm nhiễm gì trong miệng không?
Việc thay đổi chế độ ăn cho bé có đột ngột không? Thành phần trong bữa ăn của các bé có quá nhiều chất hay các bé uống nhiều vitamin (nhất là vitamin D) cũng có thể là nguyên nhân khiến bé chán ăn.
Sự thay đổi thời tiết hay những căng thẳng trong gia đình cũng là những nguyên nhân ảnh hưởng tới việc ăn uống bé.
Với các bé đã đi lớp thì các mẹ cũng nên tìm hiểu chế độ ăn uống, sinh hoạt ở trường có thay đổi nhiều?
Cách khắc phục bé lười ăn
Đừng bao giờ bắt trẻ phải ăn hết khẩu phần của mình. Có thể bé không thích món đó hoặc bé đã no.
Không nên cho bé ăn nhiều đồ ăn vặt, đồ ngọt. Có thể cho bé uống nước lọc trước mỗi bữa ăn khoảng 30' đến 1h. Không nên kéo dài quá lâu bữa ăn của bé, có thể xếp các bữa ăn của bé vào 1 số giờ nhất định.
Thay đổi cách chế biến món ăn, đổi thức ăn phong phú, phù hợp với lứa tuổi của bé. Với các bé hiếu động (các bé trên 12 tháng tuổi) các mẹ nên dừng các hoạt động vận động nhiều của bé trước bữa ăn khoảng 5 - 10', chuyển sang hoạt động mang tính thư giãn, giải trí nhẹ nhàng như kể chuyện, hát 1 bài gì đó...
Cho bé tham dự vào các bữa ăn nhiều nhất có thể. Không khí vui vẻ, ấm cúng của các bữa ăn gia đình cũng sẽ giúp bé cảm thấy ngon miệng và học được thói quen ăn uống tốt.
Nếu bé lười ăn quá, có thể cho bé chơi 1 trò chơi yên tĩnh khi ăn nhưng không nên lạm dụng việc này quá. Đặc biệt tránh việc cho bé xem tivi hay điện thoại, ipad khi ăn.
Nếu bé không tăng cân trong khoảng từ 2 tháng trở lên, bạn nên đưa bé đi khám bác sỹ.
Nếu bé chán ăn trong 1 vài bữa thì các mẹ cũng nên quá căng thẳng, nên tìm hiểu xem bé thích ăn gì hơn? Tuy nhiên nếu bé bỏ ăn trong vài ngày hay nếu có nghi vấn về sức khỏe của bé thì các mẹ cần đưa con đi khám bác sỹ ngay.
Lo lắng, căng thẳng khi bé lười ăn là tâm lý chung của các mẹ. Tuy nhiên việc các mẹ quá căng thẳng sẽ ảnh hưởng tới tâm lý của các bé, ảnh hưởng tới việc hấp thu thức ăn cũng như sự phát triển chung. Dù bé có ăn ít hay ăn nhiều thì các mẹ cũng nên có thái độ chấp nhận, vui vẻ, động viên các bé.
Nguồn: Thành viên diễn đàn Lamchame.com tổng hợp