Vì sao trẻ nôn trớ sau bú?
|
Dưới đây là 2 nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ:
Nôn trớ sinh lý
Hiện tượng nôn trớ sinh lý thường là sự di chuyển của chất trào ngược từ dạ dày qua hầu họng lên miệng, hoặc có thể qua miệng ra ngoài số lượng ít. Và trớ chỉ do sự co bóp đơn thuần của dạ dày. Thông thường trớ thường đi kèm với ợ hơi. Trớ rất hay gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt sau khi bú sữa mẹ. Có nhiều trường hợp trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ là do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, dạ dày nằm ngang và cơ thắt tâm vị còn yếu. Ngoài ra, có thể do cách chăm sóc của bà mẹ chưa đúng như:
-
- Cho trẻ ăn quá nhiều, ép bú quá mức.
-
- Trẻ bú không đúng tư thế, bú bình không đúng cách khiến bé nuốt nhiều khí vào dạ dày.
-
- Trẻ vừa ăn no đã cho trẻ nằm.
-
- Quấn tã hoặc băng rốn quá chặn.
-
- Mùi vị thức ăn không phù hợp.
Nôn trớ bệnh lý
Nôn trớ bệnh lý thường là sự tống toàn bộ hay một phần các chất chứa trong dạ dày ra ngoài. Vì vậy, nó cần có sự co bóp của dạ dày phối hợp với sự co thắt của các cơ bụng. Và nôn được xem là một phản xạ bảo vệ cho cơ thể. Nôn có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Vì thế, nôn thường đi kèm những triệu chứng khác, như sốt hoặc tiêu chảy.
Một số bệnh lý thường khiến trẻ nôn trớ bệnh lý như:
-
- Các bệnh về đường tiêu hóa: Chậm nhu động ruột, tiêu chảy.
-
- Viêm đường hô hấp trên.
-
- Tăng áp lực nội sọ: Xuất huyết não do giảm tỷ lệ prothrongbil.
-
- Nhiễm trùng thần kinh như viêm màng não mủ.
-
- Hội chứng sinh dục thượng thận.
-
- Rối loạn thần kinh thực vật: Co thắt môn vị.
-
- Nôn do dị vật đường tiêu hóa: Hẹp tá tràng bẩm sinh, hẹp phì đại môn vị, teo thực quản, thoát vị hoành. Trẻ thường có biểu hiện nôn trớ những ngày đầu sau sinh.
-
- Nôn do xoắn ruột, tắc ruột: Thường có kèm theo nhiễm trùng toàn thân, bí trung đại tiện, bụng chướng và đi ngoài có lẫn máu, dịch dạ dày có màu đen.
Cách giúp trẻ giảm nôn trớ
Với những trẻ nôn trớ sinh lý, mẹ có thể áp dụng một số cách sau để giảm bớt tình trạng này:
Chia nhỏ khẩu phần của bé
So với những bé lớn, hệ tiêu hóa non nớt của trẻ sơ sinh có dung tích nhỏ hơn rất nhiều. Để tránh tình trạng nôn trớ, thay vì cho bé bú quá nhiều trong 1 lần, mẹ nên cho bú nhiều lần hơn, với lượng sữa đã được giảm bớt mỗi lần, giúp bé tiêu hóa nhanh và dễ dàng hơn.
Nới lỏng quần áo
Việc mặc quần áo chật hay quấn tã, bỉm quá chật sẽ khiến thành bụng và dạ dày bị chèn ép, dễ bị dồn nén gây ra hiện tượng nôn trớ. Do đó, mẹ nên cho bé yêu mặc càng thoáng càng tốt và nên nới lỏng hơn khu vực quanh bụng, đặc biệt khi cho con ăn hay bú.
Không để bé nằm ngay sau khi bú sữa
Khi bú hay ăn xong, bé cần được bế cao đầu trong 15-20 phút và vỗ lưng cho ợ hơi, rồi mới nằm nghiêng bên trái trên gối hơi cao. Mẹ nhớ vỗ lưng bé cho tới khi có tiếng ợ lớn nhé. Đây là cách đẩy không khí trong dạ dày ra ngoài để tránh nôn trớ mạnh.
|
Cho bé bú đúng cách
Thực hiện theo hướng dẫn cho bé bú đúng cách sẽ hạn chế tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh. Mẹ cần cho bé bú bên trái trước sau đó mới chuyển sang bú bên phải để sữa dễ dàng xuống và lưu giữ trong dạ dày bé mà không trào ngược ra ngoài.
Khi trẻ bú bình, mẹ nên giữ cho bình sữa nghiêng 45 độ, sao cho sữa luôn ngập cổ bình, không để khí “len lỏi” vào dạ dày bé.
Tư thế ngủ đúng cho bé
Một tư thế ngủ đúng không chỉ giúp bé ngủ ngon hơn mà cũng có thể cải thiện phần nào nguy cơ bị trào ngược. Mẹ có thể nâng đầu nằm của bé lên cao một góc 30 độ, chính độ nghiêng này sẽ giúp thực phẩm trong dạ dày không trào ngược lên trong lúc bé ngủ.
Nói “không” với khói thuốc
Không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển, sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá sẽ khiến bé tăng tiết a-xít trong dạ dày nhiều hơn, dễ bị nôn trớ.
Bổ sung canxi cho bé
Nôn trớ đi kèm với triệu chứng vặn mình, khó ngủ mỗi đêm có thể là dấu hiệu cho thấy chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bé không có đủ lượng canxi cần thiết. Trong trường hợp này, bổ sung canxi đầy đủ là cách tốt nhất để giúp bé.
Các mẹ có thể thấy nôn trớ là điều không thể tránh khỏi ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, với những chia sẻ trên đây, hy vọng các mẹ sẽ có cách xử lý để hạn chế tình trạng này cho bé yêu nhé.