Cảnh báo nguy cơ mất mạng vì rượu ngâm rễ cây

(lamchame.vn) - Ngộ  độc rượu đang là dạng ngộ độc gây tử vong cao nhất hiện nay. Ngộ độc rượu do rượu pha cồn, rượu giả nhưng cũng có khi là do rượu ngâm những loại rễ cây độc trong rừng.

Đầu tháng 9/2018, có 2 người dân cứ trú tại xã Trà Don, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam đã tử vong sau khi uống rượu được ngầm bằng 1 loại rễ cây rừng. Ngay sau đó,  Sở Y tế tỉnh Quảng Nam đã tiến hàng gửi mẫu rượu đi kiểm tra và phát hiện trong rượu có chứa độc chất nhóm Alkaloid  được tiết ra từ rễ cây  móng sóc.

Đây là độc chất tương tự như độc chất có trong lá ngón. Cây móng sóc thuộc loại dây leo, thân có gai, lá khi chà nát làm cay mắt. Nhiều người dù gắn bó với rừng từ nhỏ nhưng không hề biết trong loại cây này có độc tố có thể gây chết người nên mới có chuyện lấy về ngâm rượu rồi uống.

So với rượu ngâm động vật thì rượu ngâm thực vật được cho lành tính hơn. Tuy nhiên không phải loại cây nào cũng ngâm được rượu. Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai mỗi năm tiếp nhận 10-15 trường hợp ngộ độc nặng có nguyên do từ việc uống các loại rượu ngâm tẩm từ rễ, lá cây. Bệnh nhân nhập trong tình trạng mất kiểm soát, rối loạn hành vi.

Các trường hợp ngộ độc nặng rơi vào trạng thái hôn mê sâu, suy hô hấp, trụy mạch, với những biến chứng nguy hiểm như hạ đường huyết, nhiễm toan, rối loạn nước điện giải, thậm chí tử vong... Những trường hợp dù được cứu sống nhưng để lại những di chứng nặng nề như suy gan, tổn thương thần kinh vĩnh viễn...

Những loại rễ cây không rõ nguồn gốc nếu ngâm rượu có thể khiến con người ngộ độc dẫn đến tử vong

Vì vậy cách tốt nhất là hãy bảo vệ người thân và chính mình bằng cách chỉ ngâm những loại quả hay rễ phổ thông, được chứng minh khoa học là tốt cho sức khỏe như chuối hột, táo mèo, dâu tằm hay rễ đinh lăng. Còn lại không nên nghe theo tin đồn mà ngâm phải những loại rễ lạ, lá lạ vì không thể chắc chúng có độc tố hay không.

Nếu sau khi uống rượu mà bất tỉnh, gọi hỏi không biết, có biểu hiện co giật hay tê yếu chân tay một bên chân tay hoặc một bên mặt, nói ngọng trong khi đã tỉnh táo thì ngay lập tức phải tìm  cách để gây nôn hết, sau đó xát mạnh hai bên má. Cho bệnh nhân uống nhiều nước  ấm để không bị mất nước khi nôn liên tục. Nên uống thêm các loại nước: Nước chanh, nước cam vắt, nước ép bưởi, sinh tố chuối, nước các loại đậu ninh nhừ (đặc biệt là đậu xanh), uống nhiều lần sẽ giải được ngộ độc rượu dạng nhẹ. Sau đó để nạn nhân nghỉ ngơi và cho ăn choáng loãng để tránh hạ đường huyết. Nếu nặng hơn  phải đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và có hướng điều trị kịp thời.

Cần đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để thăm khám kịp thời

Đặc biệt trong các trường hợp ngộ độc rượu không nên cho nạn nhân uống những loại thuốc có tác dụng bổ gan để giải độc rượu. Không nên uống các loại thuốc chống nôn vì sẽ làm giữ chất độc lại trong cơ thể, gan không thể lọc chất độc kịp càng tổn hại nghiêm trọng, lâu ngày sẽ bị xơ gan, ung thư gan.

Theo sohuutritue.net.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU