Năm 2012, TS Nedergaard đã khám phá ra “hệ thống glymphatic” - tương tự hệ bạch huyết có chức năng thải độc não bộ. Hệ thống này kiểm soát dòng chảy của dịch não tủy - chất bao quanh não và tủy sống, giúp đào thải các chất độc hại. Hệ thống này chủ yếu hoạt động khi chúng ta ngủ. Trong khi đó, chứng mất trí dường như có nguồn gốc từ việc tích tụ các mảng bám trong não. Do đó, TS. Maiken Nedergaard, thuộc Trung tâm y tế Đại học Rochester (URMC) cho rằng chính việc xử lý thải độc kém đã làm chứng mất trí nhớ phát triển.
Quan điểm này cũng nhận được nhiều sự đồng cảm từ các nhà khoa học khác, tạo ra một trào lưu nghiên cứu về cách chúng ta ngủ.
Trong nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Science Advances này, TS. Nedergaard đã phát hiện ra rằng giấc ngủ sâu Non - REM là “tối ưu nhất” cho hoạt động của hệ thống glymphatic.
Theo dõi điện não, hoạt động tim mạch và dòng chảy làm sạch CSF qua não trên chuột cho thấy kết hợp của thuốc ketamine và xylazine (K / X) sao chép gần nhất hoạt động điện não chậm và ổn định, nhịp tim chậm có liên quan đến giấc ngủ sâu Non - REM.
Nghiên cứu trên tiếp tục củng cố mối liên hệ giữa giấc ngủ, lão hóa và bệnh Alzheimer. Khi có tuổi, để có giấc ngủ sâu Non - REM trở nên khó khăn hơn và nghiên cứu củng cố tầm quan trọng của giấc ngủ sâu tác động đến hệ thống glymphatic.
“Giấc ngủ rất quan trọng vì nó giúp "thải độc" cho não bộ. Và giấc ngủ càng sâu sẽ càng tốt. Nghiên cứu đã thêm một bằng chứng cho thấy chất lượng giấc ngủ thấp hoặc thiếu ngủ có thể là sự khởi phát của bệnh Alzheimer và chứng mất trí.”, TS. Nedergaard nói.
Theo sohuutritue.net.vn