Mang trong mình một mầm sống, nuôi nó lớn lên mỗi ngày, khiến sức khỏe của người mẹ thay đổi rất nhiều. Cơ thể người mẹ trở nên nhạy cảm với mọi thứ, từ những điều nhỏ nhặt, thường xuyên như việc tắm – gội – ăn – ngủ. Vì vậy, khi tắm gội mẹ bầu cần ghi nhớ những điều sau:
|
1. Tắm lúc chiều tối
Khi mang thai phụ nữ sẽ có thân nhiệt cao hơn bình thường. Khi nắng nóng, cơ thể người mẹ như đốt lửa, vì vậy, lúc nào mẹ bầu cũng muốn đi tắm. Nhưng, thời điểm thích hợp nhất để mẹ bầu tắm gội là buổi chiều tối. Đây là lúc cơ thể mẹ bầu khỏe khoắn và ổn định nhất trong ngày.
Lưu ý, mẹ bầu không nên tắm vào buổi sáng (nhất là khi mới ngủ dậy) hoặc sau 8 giờ tối.
2. Tắm từ 10 -15 phút
Tắm – là lúc cơ thể thư giãn, xóa tan mọi căng thẳng, mệt mỏi. Tuy nhiên, phòng tắm gia đình thường chật chội, ít có không khí lưu thông, nếu “thư giãn” quá lâu sẽ khiến cả mẹ bầu và thai nhi mệt mỏi do lượng máu cung cấp đến cơ thể bị suy giảm.
3. Tắm vòi hoa sen
Theo khuyến cáo của các bác sĩ sản khoa, mẹ bầu không nên tắm bồn mà chỉ nên tắm vòi hoa sen. Bởi, ngâm mình lâu trong bồn tắm sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo, gây ra các bệnh viêm nhiễm, làm tăng nguy cơ sinh non. Những tia nước ở vòi sen có các dụng mát-xa, thư giãn cơ thể rất tốt.
4. Nước tắm không quá nóng hoặc lạnh
Tắm nước quá nóng (trên 400 C) làm nhiệt độ cơ thể mẹ tăng cao, kéo theo nhiệt độ nước ối tăng, làm giảm quá trình cung cấp oxy đến thai nhi. Tắm nước nóng thường xuyên có thể khiến cho mẹ bầu bị tăng huyết áp, thai nhi có nguy cơ bị dị dạng, tổn thương hệ thần kinh, vẹo cột sống...
Tắm nước quá lạnh dễ khiến mẹ bị cảm lạnh, cúm, nặng hơn có thể làm tăng nhịp tim, căng thẳng thần kinh, mạch máu bị co lại, cản trở sự lưu thông máu, tác động xấu đến cả mẹ và bé.
35-37 độ C là nhiệt độ chuẩn khi tắm dành cho mẹ bầu. Lưu ý, xả nước lạnh trước rồi mới pha nước nóng, dùng cùi trỏ tay để thử nước, và làm ướt cơ thể từ dưới lên để cơ thể quen dần với nhiệt độ các mẹ nhé.
5. Không tắm sau khi ăn no
Tắm sau khi ăn no không chỉ làm giảm quá trình tiêu hóa thức ăn của cơ thể mẹ bầu mà còn khiến mạch máu giãn nở, lượng máu không đủ cung cấp cho bé.
|
Đặc biệt, đối với các mẹ bầu có tiền sử bệnh tim, cao huyết áp, mỡ máu… tắm sau khi ăn rất dễ gặp biến chứng. Chưa kể, việc này còn gây nên các bệnh về tiêu hóa: đường ruột, dạ dày…
6. Không chà xát mạnh vùng nhạy cảm
Ngực, âm đạo, rốn… là những vùng nhạy cảm của cơ thể mẹ bầu. Những vị trí này có thể gây ra những kích thích ở tử cung và vùng xương chậu gây sảy thai hoặc sinh non. Vì vậy, mẹ bầu không chà xát mạnh ở những vùng cơ thể này mà nên vệ sinh nhẹ nhàng bằng nước sạch. Hạn chế dùng sữa tắm, dung dịch vệ sinh hóa chất để tắm rửa.
7. Gội đầu
Đứng, ngồi xổm là tư thế bác sĩ khuyến cáo các mẹ bầu không áp dụng quá lâu vì có thể ảnh hưởng xấu tới phần tử cung phía dưới. Vì vậy, cách tốt nhất là mẹ bầu (nhất là các mẹ đang ở những tháng cuối thai kỳ, khi bụng đã quá to) không nên tự gội đầu mà nên ra tiệm gội hoặc nhờ ai đó gội giúp và bạn ở trong tư thế nằm. Nước gội đầu cũng phải ở nhiệt độ tiêu chuẩn.
Một điều mẹ bầu không được quên khi đi gội đầu ở tiệm, đó là, không bóp đầu, bấm huyệt. Hiện nay, hầu hết các tiệm gội đầu đều có dịch vụ mát-xa, bấm huyệt, day, ấn ở vùng đầu. Sau khi được thực hiện thao tác này, cơ thể trở nên thoải mái, thư giãn. Tuy nhiên, rất ít nhân viên gội đầu có hiểu biết và chuyên môn huyệt đạo, do đó, nếu không cần thận có thể bị phản ứng phụ hoặc tai biến: toàn thân lạnh toát, hoa mắt chóng mặt, chân tay run rẩy, thậm chí có thể co giật, ngừng tim….
Nếu sau khi thực hiện các thao tác xoa bóp, ấn huyệt mà mẹ bầu cảm thấy khó chịu, choáng váng, đau bụng… thì nên tuân theo sự hướng dẫn của người có chuyên môn hoặc gọi tới các cơ sở y tế uy tín để được trợ giúp.
Tắm gội đúng cách cũng là biện pháp tốt để giữ và bảo vệ cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, các mẹ đừng để những việc nhỏ ảnh hưởng tới cả thai kỳ của hai mẹ con nhé!
Theo sohuutritue.net.vn