Mách người tiêu dùng cách nhận biết lợn bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi

(lamchame.vn) - Xuất hiện lần đầu tiên ở Kenya vào năm 1921, căn bệnh tả gây chết lợn với tỷ lệ lên đén 100 % được đặt tên là dịch tả lợn Châu Phi. Đến nay dịch tả lợn châu Phi đã nhanh chóng phủ sóng và trở thành nỗi khiếp sợ của tất cả các trang trai lợn trên toàn cầu.

Tháng 2/2019, những ổ dịch tả lợn châu Phi đã tiên đã xuất hiện ở Việt Nam làm dấy lên những nghi ngại cho những người nuôi lợn. Nhất là khi họ vừa mới trống trọi và vượt qua cơn bão giá thì tiếp tới đây sẽ là sự khắc nghiệt và dữ dội của dịch bệnh. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia thì khi lợn nhiễm dịch tả này sẽ có nhiều biểu hiện dễ thấy. Chúng ta có thể kiểm soát và ngăn chặn kịp thời tránh lây lan.

Dấu hiện đầu tiên ở dạng cấp tính là lợn sẽ sốt cao, mất dần sự thèm ăn, mệt mỏi. Với những con lợn da trắng thì chân tay sẽ chuyển sang màu xanh tím, xuất hiện những nốt xuất huyết trên tai và bụng. Lợn thường xuyên trong trạng thái run rẩy, thở bất thường có khi là thở gấp có khi thở đứt quãng, đôi khi ho, đứng không vững. Trong vòng vài ngày sau khi nhiễm trùng, lợn bị hôn mê, sau đó chết. Đối với những con lợn nái nếu nhẹ sẽ có dấu hiệu viêm phổi, loét da và sưng khớp. Còn khi nặng sẽ bị sảy thai, ra huyết.

Lợn bị dịch tả châu Phi có nhiều dấu hiệu rất dễ nhận biết

Những sản phẩm thịt lợn bị dịch tả lợn châu Phi do 1 số đối tượng tham lam, trục lợi bất chấp mang ra thị trường bán sẽ có màu tái bất thường. Vùng bì xuất hiện những nốt màu đỏ hoặc tím. Thịt nhão, kém liên kết và không có tính đàn hồi. Đây là những dấu hiệu dễ nhận biết, người tiêu dùng nên nắm rõ và tuyệt đối không vì giá cả mà mua thịt lợn bệnh về sử dụng.

Dù vậy, hiện nay cơ quan chức năng khẳng định với những đàn lợn nằm trong ổ dịch đã bị tiêu hủy hoàn toàn. Quá trình tiêu hủy được giám sát kỹ càng không có sai sót vì thế người tiêu dùng không nên lo sợ, tẩy chay sản phẩm thịt lợn. Khi đi mua các sản phẩm thịt lợn, người tiêu dùng cần lựa chọn những sản phẩm có đủ truy xuất nguồn gốc xuất xứ.

Đối với người chăn nuôi cần có biện pháp ngăn chặn các loại côn trùng; không tham gia mua bán, vận chuyển, tiêu thụ bất kỳ lợn bệnh vì bất cứ lý do gì để kiểm soát tình trạng bùng phát dịch ngoài ý muốn. Khi thấy lợn bị chết do những dấu hiệu trên thì cần báo cho cơ quan chức năng đến để kiểm tra, khử trùng chuồng trại, tuyệt đối  không vứt xác lợn chết ra ngoài môi trường vì bệnh này không điều trị được, chưa có vaccine điều trị...

 

Theo sohuutritue.net.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU