Nếu muốn theo đuổi đam mê, bạn cần vượt qua nỗi lo sợ của mình. Sự lo lắng chỉ kéo bạn về phía sau, kìm hãm sự phát triển và khiến cho giấc mơ trở nên bất khả thi.
Vì vậy, cần học cách làm chủ nỗi sợ hãi để chinh phục ước mơ của mình.
Dưới đây là 7 nỗi sợ thường thấy cần vượt qua:
Sợ bị chỉ trích
Hãy hỏi điều bạn thực sự muốn là gì và có khả năng tự tin vào thành công của bản thân hay không
Rất nhiều người không dám tiếp tục theo đuổi đam mê vì lo sợ lời dị nghị, đàm tiếu bên ngoài.
Gần đây, tôi nhận được lá thư từ một bạn sinh viên: "Bố mẹ muốn em học cho xong bằng thạc sĩ, nhưng em muốn chuẩn bị cho công việc kinh doanh của mình.
Họ sẽ không bằng lòng và bảo em thiếu sự chín chắn nếu bỏ học lên cao hơn. Em phải làm thế nào bây giờ?".
Đây dường như là câu chuyện quen thuộc của nhiều người. Nhưng đưa ra quyết định dựa trên ý kiến của người khác, cho dù đấy là người thân hay bạn bè, đều có thể khiến bạn hối hận.
Tất nhiên vẫn cần có sự cân nhắc, tuy nhiên hãy hỏi điều bạn thực sự muốn là gì và có khả năng tự tin vào thành công của bản thân hay không.
Đối với sinh viên này, lời khuyên của tôi sẽ là nghĩ về điều cha mẹ sẽ nói khi việc kinh doanh của bạn trở nên phát đạt.
Họ có tự hào về bạn không? Bạn có nghĩ đó là quyết định đúng đắn nhất cuộc đời? Tôi dám chắc là có đấy.
Sợ bị vấn đề tài chính
Nỗi lo về tài chính này quả là một thử thách lớn để vượt qua, nhưng khi có sự chuẩn bị kỹ càng, bạn hoàn toàn có thể chinh phục nó.
Mọi người thường bị bế tắc trong trạng thái cố gắng để tồn tại.
Một lá thư gửi về cho tôi với lời tâm sự: "Năm nay tôi 26 tuổi và bị kìm chân trong một căn phòng bé tí 40 tiếng/tuần.
Tôi có khả năng chi trả các nhu cầu thiết yếu và sống ổn định, nhưng tôi biết mình có thể làm làm một công việc tốt hơn và phù hợp với khả năng bản thân.
Nhưng tôi sợ nếu bỏ công việc này và không thành công với đam mê thì sẽ trở nên túng quẫn".
Nỗi lo lắng vì tiền đúng là làm con người ta trở nên bó hẹp khả năng của bản thân.
Người viết lá thư này chia sẻ rằng anh có khoảng 10.000 đô la gửi tiết kiệm, số tiền đủ cho anh sống trong vài tháng cho đến khi có công việc mới.
Cũng như anh chàng này, nhiều người chọn cuộc sống bình thường vì họ muốn tồn tại một cách ổn định mà không dám thử hết khả năng của mình.
Nỗi lo về tài chính này quả là một thử thách lớn để vượt qua, nhưng khi có sự chuẩn bị kỹ càng, bạn hoàn toàn có thể chinh phục nó.
Sợ vì tuổi tác
Tất nhiên, cái gì cũng có sự đánh đổi nhưng hãy nhớ rằng tuổi tác không quan trọng bằng việc bạn có niềm tin ở bản thân hay không.
Ở một độ tuổi nhất, mọi người thường cảm thấy muốn được an phận. Benjamin Franklin từng nói: "Nhiều người đã chết ở tuổi 25 nhưng đến năm 75 tuổi mới được chôn cất".
Đây là một câu nói ấn dụ dành cho những người lựa chọn cách sống an phận, nhàn hạ. Họ cho rằng bản thân không thể làm được gì nên luôn từ bỏ, không nỗ lực.
Nỗi sợ này cũng khiến cho mọi người không dám thử thách bản thân, phá bỏ giới hạn chính mình. Nhất là trong việc chuyển đổi ngành nghề: "Tôi đã hơn 40, làm sao có thể học luật trong khi đã gắn bó mấy chục năm với tài chính? Nếu bỏ ngang thì tài chính gia đình phải xoay xở như thế nào?".
Tất nhiên, cái gì cũng có sự đánh đổi nhưng hãy nhớ rằng tuổi tác không quan trọng bằng việc bạn có niềm tin ở bản thân hay không.
Sợ thất bại
Thất bại là mẹ thành công, muốn cầm được bông hồng phải chịu được những chiếc gai nhọn của nó.
Biểu hiện rõ ràng nhất của nỗi sợ này là câu hỏi: "Nếu như…?".
"Nếu nó không theo kế hoạch thì sao?", "Nếu không ai thích chúng?"...
Đây là cách tư duy khiến bạn không dám thực hiện bất cứ thứ gì. Thay vì các khả năng có thể thất bại, hãy nghĩ về cách khiến nó thành công.
Và luôn nhớ rằng, dù có thất bại cũng chẳng sao cả, vì nó đem lại những bài học quý giá.
Thất bại là mẹ thành công, muốn cầm được bông hồng phải chịu được những chiếc gai nhọn của nó.
Sợ làm người khác phật lòng
Tôi đã nghe câu chuyện xin việc này từ một người bạn: "Tôi sẽ không liên lạc với phòng nhân sự của công ty trừ khi họ gọi lại đâu.
Họ sẽ nghĩ tôi rất cần công việc và khiến họ như thể không thực hiện trách nhiệm là thông báo cho ứng tuyển viên. Vì thế nên tôi sẽ chỉ ngồi chờ, nếu không nhận được điện thoại thì tức là tôi đã trượt".
Đây thực sự là cách nghĩ sai lầm. Tôi cho rằng nếu muốn đạt được mục tiêu của mình, bạn phải dũng cảm thực hiện bằng mọi cách.
Nhiều người nghĩ nếu quá chủ động thì sẽ bị coi là "ngạo mạn", nhưng ai sẽ nhận ra tiềm năng nếu bạn không thể hiện nó ra?
Sợ bị khác biệt
Chắc hẳn không ít lần dù tủ đầy quần áo, bạn vẫn cảm thấy không có gì để mặc vì nghĩ: "Trông chả hợp gì cả, thôi để lúc khác". Nhưng lần nào cũng nói vậy thì đến bao giờ?
Chúng ta thường thiếu tự tin vào nhưng việc mình làm, nhưng khả năng tin tưởng những sự sự lựa chọn của bản thân cũng là một kỹ năng cần học hỏi.
Tin tưởng vào chính mình để trở nên khác biệt và thành công. Con đường của mỗi người là khác nhau, nếu tất cả mọi người ai cũng giống ai thì thật nhàm chán.
Mỗi người là một cá thể riêng biệt, không thể so sánh cũng như không thể ép vào một khuôn mẫu. Bởi vậy, hãy là chính bạn và đừng sợ sự khác biệt, luôn tin vào bản thân.
Sợ thành công
Thi thoảng, mọi người sợ là chính mình. Họ lo sợ việc bộc lộ con người thật của mình và muốn được là ai đó. Nhưng thực tế, họ lại không dám nhận được sự mến mộ, danh vọng đó.
"Thành công" vẫn còn là một khái niệm khá mơ hồ và chưa được nhiều người nhận thức đúng.
Nhiều người thậm chí còn có suy nghĩ rằng mình khó có thể thành công được vì nó không thực tế. Tuy nhiên, mỗi người đều khác khác vì vậy thành công của mỗi người cũng không ai giống ai cả.
Được tự chủ làm việc mình muốn cũng đã là thành công, bởi vậy hãy nỗ lực thể hiện bản thân để không nuối tiếc điều gì.
Link gốc: http://ttvn.toquoc.vn/nguoi-muon-thanh-cong-nhat-dinh-phai-vuot-qua-7-noi-so-nay-ke-ua-si-dien-so-nhat-dieu-so-1-42020141017445898.htm
Theo ttvn.vn