Những đứa trẻ bị "bỏ rơi" ở Nhật phải đến nhà người lạ "ăn chực" mỗi ngày, cách dạy con tự lập gây tranh cãi của bố mẹ xứ Phù Tang

Người Nhật gọi những đứa trẻ đó là 'hochigo' (nghĩa là đứa trẻ bị bỏ mặc). Nó thậm chí còn được xem là một từ vựng từ khoảng năm 2010.

 

Một trường hợp điển hình là bé gái 12 tuổi ở Osaka bị bắt cóc và giam giữ bởi một người thanh niên mà cô bé tiếp xúc qua mạng xã hội. Anh ta đã gặp cô bé và đưa em đi một chuyến tàu dài hơn 400 km về nhà của mình ở Oyama, tỉnh Tochigi và đã giam giữ em. Cô bé đã mất tích 1 tuần mới trốn thoát được. Thanh niên này cũng đã từng bắt giữ một cô bé khác chỉ mới 15 tuổi ở tỉnh Ibaraki. Bé gái này bị giam giữ suốt 6 tháng.

Một đặc điểm ở các bậc cha mẹ của "hochigo" là họ ít quan tâm đến con mình làm gì sau giờ học, các chuyên gia cho biết. Họ nói rằng sự thờ ơ của cha mẹ như vậy có thể dẫn đến việc bỏ bê, bệnh tật nghiêm trọng, hoặc thậm chí trong một số trường hợp có thể đe dọa đến tính mạng.

Một phụ nữ khoảng 40 tuổi đến từ Yokohama, gần Tokyo, biết một đứa trẻ như vậy. Cô nói: "Khi cả cha và mẹ đều đi làm, họ rất dễ quên việc dành thời gian cho con cái và giữ tình cảm. Tôi thấy con mình có thể dễ dàng trở thành như vậy nếu tôi không cẩn thận".

Theo thống kê của Bộ Giáo dục Nhật Bản, tính đến năm 2018, cả nước đã có ít nhất 700 nhóm tổ chức hội thảo để phụ huynh chia sẻ thông tin về nuôi dạy trẻ và nâng cao nhận thức về tình trạng bỏ bê trẻ em. Các chuyên gia từ một số nhóm đến thăm nhà để hỏi ý kiến những người gặp khó khăn.

Noa Fukaya, Phó giáo sư tại Đại học Shoin chuyên về các vấn đề trẻ em, cho biết một số bậc cha mẹ không chắc chắn hoặc không biết cách tốt nhất để nuôi dạy con cái. Điều đáng lo ngại là do cha mẹ đi làm phải đối mặt với nhiều áp lực hơn, không có sự hỗ trợ của ông bà hoặc đại gia đình trong nhiều trường hợp, trẻ em bị một mình và dễ trở nên phạm pháp, trốn học và các vấn đề khác.

Điều hiển nhiên là phải giúp đỡ các bậc cha mẹ có con cái bị bỏ rơi. Phó giáo sư Fukaya nói: "Không phải hochigo nào cũng nhận được từ những cá nhân tốt bụng. Một mạng lưới an toàn phải được xây dựng trong xã hội để hỗ trợ những bậc cha mẹ như vậy và gia đình của họ".

(Nguồn: Jakartapost)

 

 

Link gốc: http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/

Theo ttvn.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU