Parent coach Linh Phan gợi ý 4 bước để xử lý những hành vi cư xử chưa đúng mực của trẻ 2-6 tuổi

Kỷ luật trẻ có lẽ là một trong những thách thức lớn với cha mẹ, nhất là khi con có hành vi không phù hợp hoặc không thể nào chấp nhận nổi.

 

Bước 4: Giúp con hiểu thế nào là nguyên nhân - kết quả

Bất cứ hành động nào dù tốt hay xấu cũng đều mang đến kết cục cuối cùng. Trong cuộc sống, chắc hẳn chúng ta thường xuyên phải đối mặt với những kết quả tạo ra bởi những hành động trước đó của mình. Cha mẹ nếu cứ tiếp tục nhượng bộ và khoan dung với hành động sai trái của con, trẻ sẽ trở thành một đứa bé hư hỏng và chẳng có ai ưa nổi. Một trong những nguyên tắc cuối cùng và cũng là quan trọng nhất cha mẹ cần dạy con, đó là dù làm bất cứ gì, con cũng sẽ phải nhận lấy kết quả cuối cùng. Và kết quả đó tốt hay xấu còn phụ thuộc vào hành động con làm trước đó là tốt hay xấu.

Ví dụ: Bắp 4 tuổi rất hay có thói quen cắn các bạn nữ khác khi đang chơi. Mẹ Bắp đã rất nhiều lần răn đe Bắp không được cắn bạn, tách cô bé khỏi nhóm bạn và phạt cô bé để giữ an toàn cho những đứa trẻ khác. Tuy nhiên mọi việc có vẻ không khá hơn khi Bắp vẫn tiếp tục cắn bạn. Cuối cùng, mẹ Bắp đã tuyên bố nếu cô bé còn cắn bạn nữa thì sẽ không cho Bắp chơi cùng bạn.

Lần chơi sau đó, Bắp đã thử xem liệu lời mẹ nói có thành hiện thực không bằng cách cắn bạn tiếp. Như lời tuyên bố, mẹ Bắp đã ngay lập tức đưa cô bé khỏi sân chơi trong khi cô bé đang đạp chân la hét ầm ĩ. Sau khi để Bắp ngồi an toàn trên xe, mẹ cô bé một lần nữa cảnh cáo: "Đây là hậu quả của việc con cắn các bạn khác trong lúc chơi. Lần tới nếu con cứ cắn bạn, mẹ sẽ cho con đi về ngay lập tức".

Trẻ con thừa hiểu rằng nếu hành vi của chúng khiến bạn có những phản ứng không đồng thuận, chúng sẽ nhanh chóng thay đổi để mọi thứ trở lại bình thường. Điều này tuy không mấy vui vẻ, nhưng trẻ con đủ thông minh để hiểu sự nghịch ngợm hoặc những hành vi sai trái của mình sẽ gây ra hậu quả không mong muốn, vì thế chúng sẽ nhanh chóng thích ứng với những gì bạn muốn. 

Để khuyến khích con thường xuyên có những hành vi đúng đắn, hãy cho con những phần thưởng nhỏ. Ví dụ, nếu con nghe lời bạn và không cắn bạn bè khi chơi nữa, mỗi lần như vậy bạn hãy dán lên bảng 1 cái sticker để đánh dấu, ra luật cứ sau khoảng vài lần (4-5 lần) trẻ được sticker, trẻ sẽ nhận được một phần quà nhỏ, ví dụ đi ăn kem chẳng hạn. 

Với những trẻ còn bé, bạn đầu bạn có thể rút ngắn khoảng thời gian trẻ được nhận phần thưởng rồi dần dần tăng thời gian lên. Việc này sẽ giúp bé thích nghi và quen với những hành động đúng đắn. Bạn cũng có thể hỏi xem trẻ thích được nhận quà như thế nào để biết động lực của bé là gì.

Kỷ luật con trẻ là điều không hề dễ dàng, bạn phải tốn thời gian, nỗ lực và cả năng lượng để làm được điều đó sao cho đúng mực trong khi vẫn phải lo lắng về công việc và những vấn đề khác trong gia đình.

Vài nét về tác giả:

Chị Linh Phan là một chuyên gia tư vấn phụ huynh theo chứng chỉ PCI Certified, đồng thời là tác giả cuốn sách "Mẹ Việt nuôi dạy con kiểu Bắc Âu". Theo Linh Phan, làm cha mẹ tốt nhất đối với con và đối với chính mình là khi tin vào bản năng của mình.

Với mong muốn mang đến nhiều hơn giá trị cho cộng đồng và nền giáo dục nước nhà, chị Linh sáng lập dự án Raised Happy nhằm cung cấp kiến thức hữu ích, giúp đỡ các bố mẹ có cuộc sống ôn hoà, bình tĩnh trên hành trình nuôi dưỡng những em bé hạnh phúc, biết lắng nghe, hợp tác và tích cực.

Hiện chị Linh đang sống, làm việc tại Na Uy và là mẹ của 2 em bé Ốc và Sò.

 

 

Theo Tri Thức Trẻ

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU