Tại sao bà bầu nhanh đói?
Ở thời kỳ thai nghén, mỗi bà bầu lại có biểu hiện khác nhau. Người nghén tới mức chỉ ngửi mùi thức ăn cũng nôn khan, có người luôn thèm ăn đủ thứ.
Đến khi bước vào tháng thứ 4 của thai kỳ, hầu hết bà bầu nhanh đói. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên.
Nguyên nhân chủ yếu nhất là do thai nhi dần lớn lên. Điều này đồng nghĩa với việc các chất dinh dưỡng trong cơ thể mẹ không đủ cung cấp để nuôi lớn thai nhi. Do đó, các mẹ bầu cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng, mà chủ yếu là qua con đường ăn uống. Do cơ thể có sự chuyển hóa nhanh chóng, nên các mẹ bầu mới cảm thấy nhanh đói dù vừa ăn xong.
Nhiều mẹ bầu nhanh đói nhưng nhiều chị em khác dù đói nhưng không thể ăn được vì nghén. Ảnh minh họa. |
Khi cơ thể phải duy trì chất cho cả mẹ và con nên nhu cầu về chất dinh dưỡng cũng đặc biệt tăng cao. Các mẹ bầu sẽ cảm thấy thèm ăn mọi thứ thậm chí các món trước đó chưa hề ăn hay không thích ăn. Tuy nhiên, đây hoàn toàn là phản ứng bình thường của cơ thể để em bé có thể phát triển tốt nhất.
Thêm nữa, việc thay đổi hormone trong khi mang thai làm mẹ bầu có cảm giác thèm ăn, đói bụng liên tục. Và lúc này, bà bầu đói về đêm tới mức không ngủ được.
Thời gian mang thai, mẹ bầu thường có xu hướng uống nhiều nước hơn bình thường. Việc uống nhiều nước thường làm bạn có cảm giác no giả làm bạn không thể ăn nhiều, nhưng một lúc sau đó sẽ có cảm giác đói bụng nhanh chóng.
Việc ăn thức ăn nhanh và nhai không kỹ cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu có cảm giác đói bụng liên tục. Nhai không kỹ sẽ làm giảm khả năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng, khiến bạn ăn nhiều nhưng hấp thu lại kém vì vậy sẽ không đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng khi mang thai.
Những mẹ bầu làm việc căng thẳng thường có cảm giác thèm ăn. Vì khi căng thẳng cơ thể cần ăn nhiều để chống lại stress đang làm cơ thể mệt mỏi.
Phụ nữ mang thai đói bụng liên tục có thể là do tác dụng của các loại thuốc mẹ bầu đang uống.
Ngoài ra, với những mẹ bầu bị rối loạn chứa năng hormone insulin hoặc bị mặc các bệnh liên quan đến tuyến giáp cũng khiến mẹ bầu đói bụng liên tục.
Vấn đề mang thai khiến bà bầu đói bụng khiến mẹ bầu ăn liên tục, ăn uống quá đà. Điều này không chỉ khiến các mẹ tăng cân quá mức mà còn có thể tạo ra nhiều hệ lụy khác. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu đói cũng gây ra nhiều vấn đề
Nguy hiểm khó lường khi bà bầu nhịn ăn
Các bác sĩ không thể biết chính xác việc chất dinh dưỡng được phân chia cho em bé và bà bầu như thế nào. Việc nuôi dưỡng em bé xuất phát từ chế độ ăn uống của bà bầu và từ các chất dinh dưỡng đã lưu trữ trong xương và các mô của bạn. Do đó, nếu bà bầu không cung cấp đủ chất dinh dưỡng vào cơ thể thì em bé không thể phát triển toàn diện được.
Mẹ đói ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé. Ảnh minh họa. |
Thiếu hụt dinh dưỡng trong thai kỳ để lại tác động lâu dài lên sức khỏe của em bé.
Nếu phụ nữ mang thai không được cung cấp đủ axit folic trong chế độ ăn thì không thể phòng tránh khuyết tật ống thần kinh ở trẻ nhỏ. Khả năng thai nhi bị khuyết tật trên sẽ cao lên rất nhiều.
Nếu bà bầu nhịn ăn sáng có thể dẫn tới thiếu máu- chứng bệnh phổ biến khi mang thai. Khi mẹ mang bầu, lượng máu cơ thể cần sẽ tăng lên gấp đôi để phục phụ cho quá trình lớn lên của thai nhi. Thiếu máu sẽ gây ra những hậu quả khôn lường, ở mức độ nhẹ sẽ khiến mẹ bầu chóng mặt, hoa mắt, ở mức độ nặng hơn sẽ dẫn đến thai nhi có nguy cơ bị khuyết tật ống dây thần kinh (nứt đốt sống, thai vô sọ…). Ngoài ra, thai nhi cũng cần sắt để phát triển hồng cầu, các mạch máu và cơ. Nếu thiếu sắt, thai phụ có thể sinh non, trẻ có cân nặng lúc sinh thấp.
Theo Sohuutritue.net.vn