Mức huyết áp ổn định khi mang thai là bao nhiêu?
Thông tin chính xác từ các chuyên gia sản khoa thì huyết áp bình thường của phụ nữ mang thai là khoảng dưới 140/90. Đối với một người bình thường thì mức huyết áp sẽ dao động trong khoảng 110/70 – 120/80, còn đối với phụ nữ mang thai nếu đo huyết áp mà thấy trên 140/90 thì đồng nghĩa với việc huyết áp đang lên cao rất nguy hiểm, mẹ bầu có thể bị tiền sản giật bất kỳ lúc nào.
|
Trong đó:
-
- Tăng huyết áp nhẹ: 140/90 đến 149/99
-
- Tăng huyết áp trung bình: 150/100 đến 159/109
-
- Tăng huyết áp nặng: 160/110 hoặc cao hơn
-
- Huyết áp thấp: Dưới 100/60
Ngoài ra, một điều lưu ý mà các chị em cần biết nữa đó là huyết áp khi mang thai thường giảm từ những ngày đầu và đến giữa thai kỳ thì sẽ đạt mức thấp nhất. Sau đó, khi cơ thể mẹ đã ổn định thì chỉ số huyết áp sẽ tăng dần và ổn định cho đến cuối thai kỳ. Chính vì vậy, mẹ bầu nên lưu ý theo dõi và kiểm tra huyết áp thường xuyên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Tại sao phụ nữ mang thai lại xảy ra tình trạng tăng, hạ huyết áp
1. Tăng huyết áp
Khi mang bầu, các bà mẹ sẽ dễ bị cao huyết áp bởi lưu lượng máu bơm tới các cơ quan có xu hướng tăng lên. Khi tim phải tích cực co bóp để bơm máu sẽ gây ra các hiện tượng như tim đập nhanh, không đều gây tức ngực và khó thở.
Tăng huyết áp trong thai kỳ hiện nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân cụ thể. Một số yếu tố nguy cơ dẫn đến tăng huyết áp như ăn nhiều muối, ít vận động thể lực, thừa cân, tăng cholesterol, căng thẳng thần kinh, tâm lý… Bên cạnh đó, tuổi của sản phụ cao (trên 35 tuổi); gia đình có tiền sử cao huyết áp; chế độ dinh dưỡng lúc mang thai chưa tốt, kèm theo đó là chứng thiếu máu trầm trọng; chửa sinh đôi; thai phụ có nước ối quá nhiều; thời tiết thay đổi đột ngột, nóng lạnh thất thường… cũng là những nguyên nhân có thể gây tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai.
Ngoài ra, một số bệnh lí mắc phải có thể làm tăng huyết áp ở phụ nữ có thai như: bệnh về thận, tuyến thượng thận, tuyến giáp, bệnh tim mạch, tiểu đường…
2. Tụt huyết áp
Bà bầu là đối tượng thường bị bệnh tụt huyết áp, do trong quá trình mang thai khối lượng cơ thể người mẹ thường tăng khoảng 50% so với trước, điều này làm cho lượng máu truyền lên não không được cung cấp đủ, dẫn đến tình trạng tụt huyết áp vào 3 tháng đầu và giữa của thai kỳ. Bên cạnh đó, Hormone thai nghén progesterone sẽ làm giãn thành mạch máu và đó là lý do tại sao huyết áp thường giảm trong giai đoạn giữa thai kỳ.
Thời tiết nóng bức sẽ làm tăng nguy cơ hạ huyết áp và bị mất nước cho thai phụ. Ngoài ra, nếu phải đứng lâu, thai phụ cũng dễ bị chóng mặt do tụt huyết áp. Trong thời gian mang thai, máu có xu hướng dồn xuống phía chân, ít lưu thông lên não. Nếu đột ngột nằm xuống hay đứng dậy, thai phụ sẽ cảm thấy hoa mắt, chóng mặt.
Tăng, hạ huyết áp khi mang thai có nguy hiểm không?
Dù là tăng hay giảm huyết áp ở mẹ bầu trong thai kỳ đều có thể dẫn kết những ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
1. Tăng huyết áp
Đối với thai phụ: tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai có thể dẫn đến bệnh tim, suy tim, cản trở chức năng cầm máu, chức năng của thận cũng bị suy giảm, có thể dẫn đến hiện tượng chảy máu não, gan tạng bị tổn thương, tiểu cầu cạn kiệt, máu không đông... Ảnh hưởng lớn nhất là việc tác động của nó lên hệ tim mạch dẫn đến hiện tượng tiền sản giật và tăng nguy cơ tử vong.
Về phía thai nhi: tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Thai có thể bị chết lưu trong tử cung, bị ngạt thở và chết do thiếu máu cục bộ hoặc đẻ thiếu tháng…
2. Tụt huyết áp
Tuy không trực tiếp gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng như huyết áp cao, tuy nhiên bệnh huyết áp thấp cũng là căn bệnh mà mẹ bầu không thể chủ quan bỏ qua. Các dấu hiệu của bệnh huyết áp thấp như hoa mắt, chóng mặt có thể khiến mẹ bầu dễ bị ngã, ngất, gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi trong bụng.
Huyết áp thấp làm cho cơ thể thai phụ mệt mỏi, chán ăn, mất nước... ảnh hưởng tới việc cung cấp dưỡng chất, dẫn tới tình trạng thai nhi bị thiếu dinh dưỡng, chậm phát triển.
Nếu thai phụ bị ngất do huyết áp thấp nhưng không được phát hiện và điều trị kịp thời, quá trình truyền oxy lên não và các bộ phận sẽ bị ảnh hưởng, đồng nghĩa với việc thai nhi không được cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy để phát triển.
Nên làm gì để giữ huyết áp của phụ nữ mang thai được bình thường?
|
- Nên chọn tư thế nằm nghiêng về bên trái để tăng lượng máu lưu thông đến tim
-
- Tránh thay đổi tư thế đột ngột, nhất là khi đứng lên, ngồi xuống
-
- Hạn chế đứng một chỗ trong một thời gian dài vì dễ khiến máu tụ xuống chân
-
- Bổ sung nhiều các dưỡng chất cần thiết như những loại rau củ quả giàu xơ, sắt, vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe…
-
- Tránh xa các loại đồ uống có caffein và thức uống có cồn, chất kích thích
-
- Chia nhỏ khẩu phần ăn hằng ngày để cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt hơn
-
- Đối với bà bầu bị huyết áp cao thì nên giảm thiểu lượng muối trong thức ăn, còn những mẹ bầu bị huyết áp thấp thì tuyệt đối không nên bỏ bữa sáng và thêm một ít muối vào thức ăn, kể cả nước ép hoa quả vì muối sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.
-
- Uống nhiều nước, nên chủ động uống nước, không nên đợi đến khi cảm thấy khát mới uống
-
- Luôn mang theo bánh, kẹo hoặc đồ ngọt bên người để tránh tình trạng ngất xỉu do hạ đường huyết đột ngột
-
- Khám thai định kỳ thường xuyên để theo dõi huyết áp của bản thân hoặc gặp bác sĩ ngay khi có những triệu chứng nghiêm trọng như nhức đầu dữ dội, tê một phần cơ thể, khó thở.
Theo Thành viên diễn đàn lamchame.com tổng hợp