Thai phụ cạn ối, tử cung không mở trước dự sinh 12 ngày

Chị Hoa vỡ ối nhưng không cảm nhận cơn đau đẻ, bác sĩ kết luận chị cạn ối, tử cung không mở nên phải mổ cấp cứu con.

Dù đã chuẩn bị tâm lý để chào đón con nhưng vợ chồng chị Đỗ Thị Phương Hoa (26 tuổi, Hà Nội) không nghĩ bé chào đời trước 12 ngày so với dự kiến.

"Tôi rất sợ khi nghĩ đến việc mổ đẻ bởi sợ đau, sợ máu. Sau đó, được các bác sĩ bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc trấn an nên tinh thần tôi cũng ổn định hơn", chị Hoa nhớ lại.   

Sản phụ Đỗ Thị Phương Hoa, 26 tuổi, Hà Nội cạn ối, tử cung không mở, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã tiến hành mổ đẻ cấp cứu con. 

Bác sĩ Jessica - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là người gây tê tủy sống đến phẫu thuật mổ đẻ. Dù vẫn cảm nhận từng đường dao, mũi chỉ lướt qua cơ thể nhưng vì đã gây tê tủy sống trước đó nên chị không có cảm giác đau. Khoảng 30 phút sau, chị Hoa đã nghe thấy tiếng con gái khóc chào đời.   

Anh Tuấn Anh (chồng chị Hoa) cho hay, vợ chồng anh không mang đồ đạc, đến nơi thì biết bệnh viện đã chuẩn bị từ đầy đủ. "Cả 2 đều lúng túng khi đến bệnh viện, chúng tôi biết ơn đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng ở Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc tận tình giúp đỡ để con gái chào đời an toàn, khỏe mạnh", anh cho biết. 

Anh Tuấn Anh hạnh phúc khi con gái chào đời khỏe mạnh.

Khi gặp phải tình trạng vỡ ối nhưng cổ tử cung không mở, thai phụ cần được đưa đến bệnh viện. Bác sĩ chuyên khoa sẽ căn cứ vào tình hình thực tế của mẹ bầu để can thiệp, có thể sẽ phải tách ối, đặt túi nước vào buồng tử cung. Nếu các biện pháp trên vẫn không giúp cho tình hình khả quan, phương án cuối cùng là bác sĩ sẽ phải mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con. Theo bác sĩ Jessica, thông thường đến cận ngày sinh, mẹ bầu sẽ bị vỡ ối đồng thời cổ tử cung sẽ mở trọn để em bé chào đời. Tuy nhiên, có một số thai phụ bị vỡ ối nhưng cổ tử cung không mở, điều này gây trở ngại lớn cho cuộc vượt cạn, nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Qua trường hợp của chị Hoa, bác sĩ khuyên, để thai nhi phát triển khỏe mạnh, vào tháng cuối của thai kỳ, mẹ không nên đi lại nhiều, tránh động nặng để đề phòng trường hợp vỡ ối sớm. Mẹ cần chú trọng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tốt cho sức khỏe bản thân và con.

Mẹ bầu cũng nên tham gia các lớp học tiền sản để học cách chăm sóc sức khỏe trong suốt thời gian mang bầu cũng như chuẩn bị tâm lý ổn định để "vượt cạn". Nếu chị em thấy biểu hiện bất thường thì cần thăm khám bác sĩ ngay để có những phương án giải quyết kịp thời.    

Theo bác sĩ Jessica, để thai nhi khỏe mạnh, mẹ bầu cần chú trọng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tốt cho sức khỏe bản thân và con.  

Theo suckhoe.vnexpress.net

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU