Sinh mổ: Vì sao vết rạch ngang được thay thế đường mổ dọc?

(lamchame.vn) - Mổ đẻ có thể được thực hiện bởi cách rạch ngang, hoặc rạch dọc.

Nhiều bà mẹ ngày nay lựa chọn phương pháp sinh mổ thay vì sinh thường.  Tuy nhiên, một số người có vết sẹo ngang, trong khi một số người lại có vết sẹo dọc.

Khi mổ đẻ, trước tiên, bác sỹ sẽ rạch phần da dưới bụng, cách phần lông mu từ 2-5cm, sau đó rạch tiếp phần cơ tử cung để tiếp cận đến em bé.

Vết rạch ngang hiện nay được sử dụng phổ biến hơn cả. Vết rạch sẽ được tạo ra ngay phía trên vùng lông mu, tương ứng với nếp lằn ngang vùng mu.

Loại vết rạch này có ưu điểm khi lành lại thường sẽ khó có thể phát hiện nếu nhìn bằng mắt thường, do vậy, giúp chị em phụ nữ tự tin với vẻ ngoài của mình hơn.

Ảnh minh họa. 

95% số vết mổ đẻ hiện nay là vết rạch ngang, nguyên nhân ngoài lý do thẩm mỹ như đã nói ở trên, thì chủ yếu là vì phần thấp nhất của tử cung cũng là phần mỏng nhất và ít chảy máu nhất. Ngoài ra, nếu sau lần sinh mổ này, bạn có ý định sinh thường ở lần tiếp theo, thì nguy cơ bị rách vết mổ cũ cũng sẽ thấp hơn.

Vết rạch dọc là cách mổ đẻ truyền thống trước đây. Vết rạch sẽ được thực hiện trên đường chính giữa bụng, từ phía dưới rốn cho tới vùng lông mu.

Hiện nay, rất ít người có vết rạch dọc, trừ các trường hợp đặc biệt, ví dụ như bạn có vết sẹo từ một cuộc phẫu thuật khác trước đây hoặc nếu em bé ở vị trí bất thường hoặc nếu bạn bị chảy máu nhiều do rau tiền đạo hoặc suy thai hay sinh non. So với vết rạch ngang, vết rạch dọc sẽ cần thời gian hồi phục lâu hơn và có thể gây ra nhiều đau đớn hơn vết rạch ngang.

Theo Sohuutritue.net.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang