Nghệ sỹ Thanh Hòa và thiên thần nhỏ Bảo Hân |
Thời tiết thay đổi, con lăn ra ốm; Đi lớp, bạn bị bệnh, con cũng bị lây; Ăn món lạ miệng, con đau bụng. Nhiều khi thời tiết bình thường, bệnh cũng không tha. Đặc biệt là mỗi khi giao mùa, hầu như tháng nào con cũng xụt xịt ho hắng, chưa được vài ngày lại viêm họng, viêm phế quản... Những lúc như thế, mỗi mẹ sẽ có những giải pháp chăm con riêng nhưng đều gặp nhau ở một điểm là nỗi lo lắng khôn xiết cho bé con của mình.
Cùng chung tâm trạng như những người mẹ khác, nghệ sỹ Thanh Hòa nhớ lại những ngày tháng chăm Bảo Hân lúc mới sinh cho đến bây giờ vừa tròn 5 tuổi, chị chia sẻ “Trẻ nhỏ hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên thường xuyên mắc bệnh nọ tật kia là rất bình thường. Nhưng dù đã xác định trước thì khi con ốm, nhà cửa vắng lặng, không nghe tiếng tíu tít của con như thường lệ, mình vẫn thấy xót xa. Khi ấy, mình chỉ ước con khỏe lại, mọi thứ khác không còn quan trọng nữa”.
Và hơn ai hết, người có thể chia sẻ những phút giây khó khăn này chính là bố của bé. Bố Bảo Hân là người rất tâm lý, luôn sẵn lòng san sẻ những khó khăn cùng Thanh Hòa trong hành trình chăm con. “Không ít nam giới còn cho rằng sinh con và nuôi con là nhiệm vụ của phụ nữ. Và khi con ốm, người cha chỉ hỏi han một chút rồi lại bắt đầu công việc thường nhật trong khi mẹ sẵn sàng bỏ tất cả công việc để ở nhà chăm con. Bảo Hân rất may mắn bởi được bố rất yêu thương và chăm lo. Chỉ cần con ốm, anh ấy luôn sẵn sàng san sẻ việc chăm sóc con. Có lẽ vì cảm nhận được tình yêu của cả bố và mẹ nên ngay từ nhỏ, Bảo Hân dù ốm cũng rất ít khi quấy khóc, rất ngoan và mỗi lần ốm đều rất chóng khỏi” – Thanh Hòa bộc bạch.
Nhưng chỉ có tình yêu thương thôi chưa đủ, trên hết, Thanh Hòa cũng khuyên các bố các mẹ nên trang bị thêm những kiến thức y tế cơ bản để kịp thời sơ cứu, xử lý và ứng phó với những sự cố xảy ra cho sức khỏe của con, giúp con mau chóng khỏe lại, đặc biệt là vào thời tiết giao mùa như hiện nay, con rất dễ mắc phải các bệnh hô hấp.
Nhắc đến các bệnh hô hấp, Thanh Hòa lưu ý thêm“Hệ hô hấp được tính từ cửa mũi trước đến phổi, phân thành đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới. Đường hô hấp trên tiếp xúc trực tiếp với khói bụi, vi khuẩn, nấm mốc... nên dễ bị viêm nhiễm. Nếu bé không được chữa trị kịp thời rất dễ dẫn tới viêm đường hô hấp dưới với những triệu chứng như: khó thở, thở nhanh, thở rít, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi...”
Có vô số lý do để bé nhiễm bệnh. Tuỳ vào bệnh trạng cụ thể sẽ có chế độ chăm sóc và điều trị khác nhau. Tuy nhiên, có một số “mẹo” nhỏ trong chăm sóc bé mà Thanh Hòa “tích lũy” được có thể gợi ý giúp các mẹ chăm sóc bé yêu mau vượt qua được các bệnh hô hấp khi giao mùa hiệu quả.
Cho con uống đủ nước và không nên ép con ăn
Khi bé bị ốm sẽ hay mè nheo và biếng ăn. Không nên ép bé ăn mà nên bổ sung đủ nước cho con. Với các bé còn ít tháng, mẹ cũng nên nghiền thức ăn thành chất lỏng để bé dễ nuốt. Lúc này những vật dụng phục vụ ăn uống thu hút sự quan tâm và hiếu kỳ của bé nên được tận dụng tối đa như ống hút lạ mắt, chén bột hình ngộ nghĩnh…. Thanh Hòa chia sẻ “Bảo Hân dưới hai tuổi thỉnh thoảng lại bị viêm mũi họng, con không muốn ăn vì họng đau không nuốt được, dù không nói cho mẹ hiểu nhưng mình luôn dành nhiều tâm huyết vào các món ăn cho con để con không phải bỏ bữa nào, ngoài ra mình thường chia nhỏ các bữa để con dễ hợp tác hơn”.
Kiên nhẫn với con hơn ngày thường
Cơ thể bé lúc này rất mệt mỏi nên bạn có chiều bé hơn ngày thường một chút cũng không sao, đặc biệt khi con đang sốt cao thì việc con quấy khóc là không thể tránh khỏi. Mẹ nên chuẩn bị sẵn tinh thần để tránh nổi nóng với con, kiên nhẫn với con ngay cả khi bé trở nên trái tính.
Tăng cường đề kháng cho bé ngay cả khi con không gặp các vấn đề về sức khỏe
Quan điểm của Thanh Hòa là “không khuyến khích dùng các loại thuốc bổ, thuốc tăng đề kháng, dinh dưỡng vì mình ưu tiên phòng bệnh bằng cách tăng đề kháng tự nhiên cho con”. Tìm hiểu thêm thông tin về chăm sóc bé, Thanh Hòa cho biết 60% bé mắc bệnh về hô hấp (ho, mũi, viêm phế quản, viêm phổi...) là từ chính giường hay phòng ngủ của các bé. Vì thế, việc vệ sinh phòng ngủ đặc biệt quan trọng. Thanh Hòa thường xuyên hút bụi, lau phòng hàng ngày, thay chăn, đệm định kỳ. Phòng ngủ của hai mẹ con luôn có nhiệt kế để đo độ ẩm, bảo đảm độ ẩm trong phòng là khoảng 60%, vì quá khô hoặc quá ẩm cũng đều là nguyên nhân gây bệnh hô hấp cho con.
Khi Bảo Hân bắt đầu đi học, dễ tiếp xúc với nguồn bệnh, Thanh Hòa thường nhỏ nước mũi cho con sáng, tối. Mỗi khi về nhà đều rửa tay bằng xà phòng. Ngoài ra, Thanh Hòa luôn lưu ý tăng sức đề kháng cho bé bằng rau xanh và hoa quả.
Không tự ý dùng khánh sinh cho bé
“Thông thường, bé bị viêm đường hô hấp do virus sẽ tự khỏi sau vài ngày, cha mẹ không nên tự ý cho dùng kháng sinh khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ. Lạm dụng kháng sinh có thể làm giảm dần sức đề kháng, tăng men gan, ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa của bé vì thuốc có thể tiêu diệt các vi khuẩn có lợi”, đây là lời khuyên mà Thanh Hòa đặc biệt lưu ý các bố các mẹ.
Bên cạnh đó, Thanh Hòa cũng cho biết, nếu các triệu chứng của con nặng lên thì nên đưa con đi khám. “Sau khi thăm khám thì các bác sỹ có thể xác định rõ nguyên nhân gây để quyết định dùng thuốc kháng sinh hay không. Không phải lần nào viêm đường hô hấp Bảo Hân đều phải dùng kháng sinh. Mình chủ yếu dùng các thuốc thảo dược cho con để giảm ho, chống viêm, chống co thắt phế quản, tiêu nhầy để giúp bé dễ chịu hơn là chính, thuốc thảo dược cũng giúp con tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế nhiễm khuẩn lần sau”.
Thuốc thảo dược là bí quyết giúp Thanh Hòa chăm sóc bé yêu mau chóng khỏe lại khi mắc các bệnh hô hấp |
"Các bé hay bị đi bị lại nên sau khi con khỏi bệnh, mẹ phải giặt toàn bộ chăn, gối, phơi đệm, khử trùng đồ chơi, bát đũa của bé để tránh không nhiễm khuẩn lại từ chính những đồ vật đó", Thanh Hòa khuyên.
Thuốc hen P/H
Phòng cơn hen tái phát - Điều trị các thể hen phế quản
Thuốc hen P/H điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều; phòng cơn hen tái phát.
Thành phần chính gồm ma hoàng, tế tân, bán hạ, cam thảo, ngũ vị tử, can khương, hạnh nhân, bối mẫu, trần bì, tỳ bà diệp.
Cách dùng và liều dùng: Ngày uống 2 lần sau ăn.
Trẻ 1- 2 tuổi mỗi lần uống 10ml. Trẻ 3- 6 tuổi mỗi lần uống 15ml. Trẻ 7-12 tuổi mỗi lần uống 20ml.
Người lớn mỗi lần uống 30ml. Bệnh nặng có thể dùng gấp rưỡi liều trên. Đợt điều trị 8-10 tuần.Sản phẩm của Công ty Đông Dược Phúc Hưng (96-98 Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Nội).
Liên hệ 1800 545435.
Thông tin tại website hoặc facebook.
Số tiếp nhận đăng ký thông tin thuốc 63/2018/XNTT/QLD.Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng. Nay đã có thêm dạng viên hoàn*** dành cho bệnh nhân TIỂU ĐƯỜNG.
Theo sohuutritue.net.vn