Nếu trẻ biếng ăn, đừng quá lo lắng
Nhiều gia đình có con nhỏ thường phải rất đau đầu với việc trẻ bị biếng ăn. Chuyện này xảy ra khá phổ biến. Thậm chí nhiều người mẹ nói rằng đã dọa con, nếu không ăn sẽ bị đánh, nhưng rốt cuộc thì trẻ vẫn lười ăn.
Có người nói rằng, mỗi lần đến bữa ăn, tôi phải chạy đuổi theo con để cho ăn, vừa dỗ dành vừa ép buộc, mọi mánh khóe dụ dỗ con ăn cũng đã cạn, con vẫn không muốn ăn. Mỗi bữa ăn rất khó khăn, và với rất nhiều nỗ lực, trẻ cũng chỉ ăn có một ít miếng.
Theo các chuyên gia Nhi khoa trên kênh Sohu (TQ), ngày càng có nhiều trẻ em kén ăn. Khi người lớn thấy con mình trông yếu ớt và nhẹ cân, cảm giác thiếu kiên nhẫn và bất lực. Sau đó thậm chí họ còn đi gặp bác sĩ để lấy thuốc, trong một thời gian dài, lá lách và dạ dày của trẻ yếu, và tình trạng chán ăn không những không cải thiện mà cả lá lách và dạ dày đều bị tổn thương.
Tất nhiên, trong góc nhìn của các chuyên gia Đông y, cách tốt hơn để giúp trẻ cải thiện chứng biếng ăn chính là 2 giải pháp: Liệu pháp thực liệu (điều chỉnh chế độ ăn thay thế điều trị bằng thuốc) và liệu pháp xoa bóp, mát xa cho trẻ để không làm tổn thương lá lách và dạ dày và về cơ bản có thể có hiệu quả tốt trong việc cải thiện sự thèm ăn.
1. Thực phẩm trị liệu - ăn nhiều thực phẩm có chứa kẽm
Theo quan niệm Đông y, đối với trẻ nhỏ, ăn nhiều bữa có thể đáp ứng dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho sự phát triển thể chất. Nếu trẻ thiếu kẽm trong cơ thể, cảm giác vị giác và sự thèm ăn sẽ giảm, và bé sẽ có triệu chứng kén ăn và chán ăn.
Kẽm là một nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể con người. Nếu bé bị thiếu kẽm, bé sẽ không thích ăn. Do đó, khi chăm sóc trẻ, thấy con biếng ăn, cha mẹ nên chú ý xem trẻ có bị thiếu kẽm hay không.
Bạn có thể ăn nhiều thực phẩm chứa kẽm như hàu tươi, thịt nạc và gan heo. Đối với những trẻ kén ăn nghiêm trọng hơn, tốt hơn là chọn các chất bổ sung kẽm chuyên nghiệp, chẳng hạn như các loại thực phẩm chức năng chứa hàm lượng kẽm cao, có thể làm tăng độ nhạy cảm của vị giác và cải thiện sự thèm ăn của bé.
Các thực phẩm chứa Protein và selen cũng có thể thúc đẩy sức đề kháng và sự phát triển xương của em bé.
2. Liệu pháp xoa bóp, mát xa
Đông y từ ngàn xưa đã khuyến khích con người nên tận dụng khả năng xoa bóp của mình trong chăm sóc sức khỏe toàn diện. Dù là người lớn hay trẻ nhỏ thì việc xoa bóp, mát xa cơ thể hàng ngày đều rất tốt.
Đầu tiên, để trẻ nằm sấp, xoa một ít dầu mát xa hoặc một ít bột hoạt thạch lên lưng trẻ (để tránh trầy xước), sau đó dùng ngón trỏ và ngón cái của cả hai tay để nâng và véo nhẹ nhàng nhất có thể vào các cơ da cột sống của trẻ.
- Mỗi lần như vậy có thể véo ba lần, nâng một lần, từ cột sống cổ đến đốt sống xương cụt, rồi từ đốt sống xương cụt lên đến cột sống cổ, lặp đi lặp lại khoảng mười lần, cho đến khi da đỏ hồng lên.
Lưu ý rằng cường độ của việc massage phải thật nhẹ nhàng, không làm cho trẻ cảm thấy đau, và trẻ sẽ có phản ứng cơ thể để từ chối hợp tác khi bạn làm quá mạnh tay.
Bạn có thể mát xa cho trẻ mỗi tối trước khi đi ngủ, hoặc trong thời gian rảnh khác, khi trẻ đang ở trạng thái bình thường (không quá no hoặc không quá đói).
Sau mỗi lần bạn nhúm vào da trẻ, ấn ngón tay cái vào lá lách trong 2 phút. Phương pháp massage này rất đơn giản, giúp tiết kiệm tiền, tận dụng được những thành tựu của thuốc y học cổ truyền, và tác dụng nhanh chóng và hiệu quả.
Ngoài hai liệu pháp trên, các bậc cha mẹ có con nhỏ nên cẩn thận trong việc chăm sóc trẻ như không để trẻ thức khuya, vì thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn. Tăng cường tập thể dục có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa và tăng sự thèm ăn tốt hơn.
*Theo Health/Sohu
Theo Tri Thức Trẻ