Cục An toàn thực phẩm (VFA) thuộc Bộ Y tế đã đưa ra lời cảnh báo về 12 ản phẩm thuộc 22 lô sữa bột Pháp bị nhiễm khuẩn Salmonella Poona trong 2 năm 2017 và 2018.
Trước đó, hôm 28-1, Cục An toàn thực phẩm nhận được thông tin từ Mạng lưới các cơ quan an toàn thực phẩm quốc tế (INFOSAN) về việc nhiều trẻ nhỏ ở Pháp bị nhiễm khuẩn Salmonella Poona từ sữa bột công thức.
|
Ngay lập tức, Cục An toàn thực phẩm đã liên hệ với công ty nhập khẩu các loại sữa bột Pháp trên nhằm thu hồi các sản phẩm nằm trong danh sách.
Cùng lúc, Cục đã yêu cầu các cơ quan hải quan không cho phép nhập khẩu các lô sản phẩm bị cảnh báo tại cửa khẩu.
Trước tình hình trên, Cơ quan của Bộ Y tế đưa ra lời khuyến cáo cho các phụ huynh tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm có tên, số lô bị cảnh báo đã nói trên và thông báo cơ quan chức năng khi phát hiện sản phẩm bày bán trên thị trường.
Danh sách sản phẩm sữa chứa khuẩn Salmonella Poona |
Salmonella là gì mà đáng sợ đến vậy?
Ở Mỹ trong 3 năm qua, vi khuẩn Salmonella poona đã gây ra nhiều đợt dịch nguy hiểm với 18 ca nhập viện và 2 ca tử vong.
Khuẩn Salmonella thường là nguyên nhân gây ra sự bùng phát ngộ độc thực phẩm và viêm đường ruột trên toàn thế giới. Trong khi đó, chủng Salmonella Poona tương đối hiếm. Tương tự các chủng Salmonella khác, Salmonella Poona có thể gây nhiễm trùng nặng nề và đôi khi gây tử vong ở một số người, như trẻ em, người già và các đối tượng có khả năng miễn dịch yếu.
Các triệu chứng thường xảy ra trong 1-3 ngày sau khi ăn thực phẩm bị nhiễm độc, bao gồm buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng và sốt, và sẽ kéo dài từ 2 đến 5 ngày. Khi vi khuẩn lan truyền từ đường ruột vào máu, phát tán tới các vị trí khác trong cơ thể và có thể gây tử vong nếu không được điều trị sớm bằng kháng sinh.
Những loại thức ăn có chứa thịt gia cầm hoặc thịt, trứng hoặc các sản phẩm từ sữa khác thường là nguồn lây lan bệnh nhiễm khuẩn salmonella. Trái cây và rau quả cũng liên quan vi khuẩn này nhưng không phổ biến, chỉ mới xảy ra ở Mỹ và Canada.
Phòng ngừa Salmonella Poona bằng cách nào?
|
Để loại bỏ rủi ro, nên áp dụng các biện pháp xử lý an toàn trong bảo quản, chế biến thực phẩm, cụ thể:
- Mua sản phẩm tươi sống từ các nhà cung cấp đáng tin cậy và uy tín đảm bảo làm sạch và khử trùng sản phẩm của họ sau khi thu hoạch;
- Làm lạnh sản phẩm đến ở 4 độ C hoặc thấp hơn để loại bỏ sự phát triển của vi khuẩn trên bề mặt trái cây;
- Rửa kỹ bề mặt bên ngoài của sản phẩm tươi bằng nước máy để loại bỏ bụi bẩn bề mặt;
- Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước trước khi cắt sản phẩm tươi;
- Rửa kỹ tất cả các thiết bị và dụng cụ tiếp xúc với thực phẩm bằng nước nóng xà phòng, sau đó sấy hoặc làm khô dưới ánh mặt trời;
- Duy trì nhiệt độ lưu trữ của các loại thịt dưới 4 độ C
- Kiểm tra hẹn sử dụng của sản phẩm đóng gói khi mua và bảo quản chúng trong tủ lạnh càng sớm càng tốt;
- Rửa sản phẩm tươi bằng nước máy trước khi cắt;
- Bọc và làm lạnh sản phẩm ở ngăn trên của tủ lạnh ngay sau khi cắt;
-Nấu nướng thịt trong tủ lạnh càng sớm càng tốt
- Bỏ tất cả sản phẩm thịt cá, đồ nấu sẵn nếu để ngoài không khí hơn 2 giờ.