Sữa chua vốn là sản phẩm làm từ được được lên men tự nhiên. Những vi khuẩn lactic đã biến đường lactose thành axít lactic, vì thế độ pH trong sữa chua thấp, gây kết tủa các protein trong sữa từ đó làm sữa từ lỏng trở thành sệt, tốt cho sức khỏe. Sữa chua có thể được coi là món ăn phụ hàng ngày nhưng giá trị dinh dưỡng của nó mang lại thì không phụ chút nào.
Nếu ăn sữa chua thường xuyên cơ thể của bạn sẽ được giảm cholesterol trong máu, hạn chế quá trình lão hóa, giúp cho quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn . Hơn nữa, sữa chua là một vắcxin tự nhiên để ngăn ngừa và giảm bớt triệu chứng của một số bệnh dạ dày, đường ruột phổ biến như: khó tiêu, ợ chua, viêm loét dạ dày…mà vẫn khiến chúng ta ăn ngon miệng, không gây khó chịu cho hệ tiêu hóa.
Sữa chua không nên ăn lúc quá đói hoặc quá no |
Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả của sữa chua bạn lưu ý , không nên ăn lúc đói, lúc no bởi 2 thời điểm này sẽ khiến men lactic dễ bị hủy hoại và tác dụng của sữa chua sẽ mất đi rất nhiều. Hơn nữa, độ pH phù hợp để men lactic sinh trưởng và phát triển tốt là 4 - 5 trở lên; còn dịch vị trong dạ dày lúc đói có độ pH từ 2 trở xuống nên các vi khuẩn lactic có trong sữa chua sẽ bị tiêu diệt. Vì vậy thời điểm tốt nhất để ăn sữa chua trong vòng 1 - 2 giờ sau bữa ăn, đây là lúc tốt nhất để cơ thể hấp thu dưỡng chất từ sữa chua.
Nếu bạn ăn ăn sữa chua ngay sau khi vừa uống thuốc xong thì các vi khuẩn lactic có trong sữa chua sẽ bị tiêu diệt. Tốt hơn bạn nên đợi sau khi uống thuốc từ 2 - 3 giờ mới nên ăn sữa chua để giữ được những vi khuẩn có lợi này.
Sữa chua cần được bảo quản trong tủ lạnh, nhưng nếu bạn không uống được lạnh thì cũng không nên đun nóng: sữa chua vì như vậy sẽ làm mất hết lợi khuẩn. Bạn có thể lấy sữa chua ra khỏi tủ bảo quản trước giờ ăn 15 - 30 phút để sữa bớt lạnh là có thể sử dụng được .
Theo sohuutritue.net.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.