Những quy tắc khi chụp ảnh chân dung cho bé:
Bạn không cần đưa bé đến studio chụp ảnh đắt tiền mà có thể tự chụp cho con bằng những cách sau:
- Chú ý phòng chụp đủ ánh sáng
- Tìm thời gian chụp phù hợp với lịch sinh hoạt của bé. Thời gian chụp tốt nhất là khi bé ngủ, bạn có thể mở nhạc êm dịu để giúp con ngủ ngon
Chuẩn bị sẵn sàng trước khi đưa bé vào vị trí chụp. |
- Chọn đạo cụ và tông màu trung tính, phông nền đơn giản để bé có thể tỏa sáng
- Chuẩn bị sẵn sàng trước khi đưa bé vào vị trí chụp. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian chụp ảnh bé sơ sinh.
- Giữ dây đeo máy ảnh cho an toàn. Tránh tình trạng tuột tay bị rơi xuống đất. Nếu bạn đặt con nằm trên cao thì đặt máy ảnh ngang tầm với con
- Sử dụng đồ chơi hoặc hát để gây sự chú ý của bé, giúp bé hướng mắt về ống kính
- Nhờ một người giúp đỡ trong buổi chụp hình để bạn có thể tập trung vào việc chụp hình.
Cách chụp ảnh bé sơ sinh
1. Chụp hình theo dạng tài liệu
Những bức ảnh được chụp trong tuần đầu tiên của cuộc đời một đứa trẻ sẽ để lại những kỷ niệm khó quên. Chủ đề của những bức ảnh này là “lần đầu tiên của bé”. Ví dụ, khoảnh khắc lần đầu tiên mẹ bế bé, lần tắm đầu tiên, lần đầu tiên nằm trên bàn cân, bộ quần áo đầu tiên, cắt móng tay đầu tiên, lần đầu tiên gặp ông bà, người thân, bạn bè của bố mẹ khi họ đến thăm.
Khi con được đón về nhà, lúc này con sẽ có những hoạt động với các thành viên khác trong gia đình. Ba tuần tiếp theo bạn cũng chụp những bức ảnh dạng tài liệu này.
2. Tìm khoảnh khắc đáng yêu của con
Trong những ngày đầu đời, bé thường được quấn trong khăn và chỉ nhú lên một cái đầu nhỏ. Thêm vào đó, bé còn bị sưng, trầy xước và đầu bị méo… Do đó, việc tìm khoảnh khắc tuyệt đẹp của con cũng khá khó khăn. Bạn có thể chụp con bằng những cách sau:
Nằm xuống bên cạnh con: Điều này giống như bạn đang bước vào thế giới của con thay vì chỉ chụp từ trên cao xuống.
Chụp gần: Các bức ảnh chụp cận cảnh trông bé gần gũi hơn. Tuy nhiên, khi chụp gần, bạn điều chỉnh tiêu cự của ống kính phù hợp hơn là đưa sát ống kính vào mặt con vì điều này có thể khiến bé hoảng sợ.
Cảnh chăm sóc bé: Bất cứ ai đang chăm sóc bé, bạn cũng đều có thể chụp để có những tấm ảnh đẹp. Bé có thể đang trong tư thế vác vai, bế ngồi, nằm sấp… cùng với ông bà, anh chị em, bạn bè…
3. Dùng chế độ chụp hình Macro
Mọi người đều yêu trẻ sơ sinh vì chúng dễ thương và cơ thể chúng đều rất nhỏ, bạn có thể chụp cận cảnh nhưng phóng to nó ra. Nếu máy ảnh của bạn có chế độ chụp Macro, hãy sử dụng nó để chụp các bộ phận cơ thể bé như tay, tai, chân, miệng bé…
4. Xác định thời điểm mà bé vui vẻ
Chụp ảnh bé sơ sinh là một thử thách lớn. Trẻ thường ít cười, đa số thời gian bé dành để ngủ, bú mẹ, khóc… Hãy chú ý đến những lúc bé cảm thấy vui vẻ nhất. Trẻ có thể không cười nhưng có thể phấn khởi mỗi khi đi tắm, chơi đùa với bố mẹ, anh chị…
5. Để máy ảnh gần bạn
Với những thói quen hằng ngày, bạn có thể biết được lúc nào bé vui vẻ, nhưng đôi khi bé làm điều gì đó rất dễ thương, hài hước và trôi qua rất nhanh, ví dụ bé chu miệng, miệng chép chép, tay gác lên trán… Muốn chụp lại khoảnh khắc này, bạn phải để máy ảnh gần chỗ của mình. Bạn có thể để một chiếc ở phòng ngủ vì phần lớn thời gian bạn và bé cùng ở đây và một chiếc máy ảnh nhỏ gọn tiện lợi trong phòng khách để chụp khi cần thiết.
6. Duy trì việc chụp ảnh bé sơ sinh thường xuyên
Bé lớn lên và thay đổi từng ngày, đặc biệt là trong vài tháng đầu tiên. Vì vậy, bạn hãy duy trì việc chụp ảnh thường xuyên.
Bạn đừng chỉ chụp ảnh bé sơ sinh trong những tháng đầu, sau đó lại bỏ lỡ giữa chừng. Khi so sánh những bức ảnh, bạn chợt nhận ra bé thay đổi nhiều quá và cảm thấy hối tiếc vì đã không giữ lại những khoảnh khắc đáng yêu của con.
7. Làm quen với chương trình chỉnh sửa hình ảnh
Bạn thấy rất nhiều bức ảnh trẻ em trên mạng đẹp lung linh? Thật ra, nhiều em bé không hoàn hảo như vậy đâu. Bé thường có da bị trầy xước, mắt ghèn, nước mũi, sữa khô quanh miệng, vết bớt và vết sưng. Để có những tấm hình đẹp, bố mẹ chúng có thể dùng các chương trình xử lý hình ảnh.
Bạn không phải chỉnh sửa tất cả những tấm ảnh của con, mà chỉ chỉnh sửa những bức ảnh đặc biệt khi bạn muốn rửa ra treo trong nhà. Việc chỉnh sửa hình ảnh sẽ giúp bé đẹp hơn.
8. Bỏ màu sắc của bức ảnh
Điều chỉnh màu sắc cho bức ảnh sang đen và trắng. Điều này rất hữu ích vì có thể xử lý các vết trầy xước, vết hằn và vết bẩn ở trên mặt bé. Nó giúp bức ảnh trở nên dịu hơn. Nếu muốn để lại ít màu sắc, bạn có thể chỉnh sang tông màu nhạt.
9. Chiếu sáng gián tiếp
Nếu hôm nào trời nắng đẹp, bạn có thể mở toang cửa sổ để lấy ánh sáng tự nhiên chụp hình cho con. Bạn tránh ánh nắng gay gắt vì nó có xu hướng tạo bóng và không có lợi cho làn da bé.
Còn những ngày trời âm u, bạn muốn chụp hình cho con, có thể cần thêm đèn flash rời. Tuy nhiên, khi dùng đèn flash, bạn không chiếu thẳng đèn vào mắt bé mà chỉ nên chiếu đèn lên trần nhà tạo thành ánh sáng gián tiếp hoặc đặt khăn giấy lên đèn flash.
Nếu không có đèn flash, hãy thử tăng độ nhạy sáng ISO trên máy ảnh. Như vậy, bạn sẽ không cần sử dụng đèn flash nếu chỉ có một chút ánh sáng tự nhiên trong phòng.
10. Bấm máy liên tục khi chụp ảnh bé sơ sinh
Tuy bé không di chuyển nhiều nhưng lại thay đổi vị trí và biểu cảm theo những cách khác nhau. Điều này khiến bạn khó có những bức ảnh đẹp. Vì vậy, khi chụp ảnh bé sơ sinh, bạn nên bấm máy liên tục, chụp 3 – 4 lần để không bỏ lỡ bất cứ khoảnh khắc đáng yêu nào của con.
Theo sohuutritue.net.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.