Đông y hướng dẫn cách giảm đau răng nhờ bấm huyệt, xoa bóp
Chúng ta đều biết rằng, Đông y có nhiều cách chữa bệnh vô cùng độc đáo, đơn giản mà hiệu quả. Các danh y bậc thầy vốn đánh giá rất cao tác dụng của việc xoa bóp bấp huyệt hàng ngày. Việc chăm sóc sức khỏe của người xưa thông qua những kinh mạch và huyết quản hay huyệt vị vẫn đang được đông đảo quần chúng nhân dân tin dùng cho đến ngày nay.
Đau răng được xem là căn bệnh "trong đời ai cũng sẽ mắc ít nhất một lần" hay thậm chí dân gian còn truyền nhau câu nói "không có đau gì khó chịu như đau răng" để chúng ta dễ hình dung sự khó chịu của căn bệnh phổ biến này và biết cách đề phòng nó.
Bệnh đau răng là một chuỗi các lý do liên quan đến những nguyên nhân khác nhau như sâu răng, viêm tủy, viêm vùng chân răng, viêm nướu lợi… Khi một cơn cấp tính bởi một nguyên nhân nào đó xảy ra, cơn đau sẽ rất nghiêm trọng.
Trong số đó, viêm tủy răng cấp tính thường có biểu hiện là những cơn đau liên tục, trầm trọng hơn vào ban đêm, bệnh nhân không thể phân định rõ hoặc miêu tả được cảm giác đau nhức.
Đau xung quanh lợi thường có cảm giác đau đớn dai dẳng, bệnh nhân rất khó chỉ ra vị trí của chiếc răng đau, khi viêm chân răng cấp tính thì bệnh nhân sẽ có cảm giác đau day dứt và nhìn thấy rõ các vùng sưng đỏ quanh chân răng.
Có nhiều cách để giảm cơn đau răng, nhưng nhiều khi dù bạn đã thử, cơn đau vẫn không ngừng tăng nặng. Đông y có một cách rất đơn giản và được cho là hiệu quả trong việc giảm đau cấp tốc, đó chính là mát xa bấm huyệt. Bạn hãy thử những cách sau đây.
1. Bấm huyệt hợp cốc
Đông y xưa đánh giá cao tác dụng của việc bấm huyệt, và y học Trung Quốc hiện đại cũng xem những thành tựu này là một phần không thể thiếu trong phòng ngừa và điều trị bệnh.
Về công dụng của huyệt hợp cốc, đây là huyệt vị được Đông y gọi là huyệt của khuôn mặt, có tác dụng giảm đau răng rõ rệt.
Huyệt hợp cốc còn gọi là huyệt hổ khẩu, nằm ở phần lõm tam giác giữa ngón trỏ và ngón cái (xem hình minh họa để xác định đúng vị trí).
Huyệt này thuộc về kinh dương minh đại tràng. Do kinh đại tràng đi qua vùng miệng, vòm họng và vùng răng lợi, vì thế bấm huyệt này có thể phòng ngừa và điều trị chứng đau răng và viêm lợi.
Bạn nên ghi nhớ bí quyết này, bấm huyệt hợp cốc có thể có tác dụng thần kỳ trong việc giảm đau răng. Hãy bấm, giữ 2 giây rồi thả lỏng 1 giây, bấm tiếp như vậy trong 3-5 phút. Khi bấm nên dùng lực 1 chút đủ mạnh, sau đó đổi tay.
2. Huyệt giáp xa
Huyệt vị này nằm giữa xương quai hàm vùng má, ở chân tai đi xuống, nơi lõm vào khi bạn nhai (xem hình ảnh để xác định đúng vị trí).
Theo lý thuyết về kinh lạc, huyệt giáp xa có tác dụng chủ trị các vùng bị đau xuất hiện trên mặt và vùng cằm cổ.
Đặc biệt, huyệt giáp xa có tác dụng tuyệt vời đối với bệnh lệch mắt miệng, chứng méo mặt hoặc lác mắt. Không những thế, nếu xoa bóp bấm huyệt này có thể điều trị chứng bệnh thần kinh sinh ba, thần kinh vùng mặt gây tê bì có tác dụng rất tốt.
Thường xuyên bấm huyệt vị này còn có thể giúp giảm viêm tuyến giáp, đau chân răng, bao gồm các tác dụng trị liệu đối với người đã có bệnh nặng.
Khi bấm huyệt, nên ngồi ngay ngắn, chọn vị trí huyệt vị chính xác, dùng ngón cái và ngón út sờ vào huyệt và giữ, 3 ngón giữa thì thẳng ra ngoài, sau đó lại dùng 3 ngón giữa để xoa ấn lên vùng huyệt dướt cằm, bấm đến khi buồn buồn tê tê thì dừng lại. Mỗi lần thực hiện khoảng từ 1-3 phút, thực hiện nhiều lần trong ngày khi bạn có thời gian.
Điều đặc biệt cần chú ý, khi cơn đau răng xuất hiện, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao bị đau, nếu như đau răng do nóng trong, đau ở mức độ trầm trọng, thông thường sẽ đi kèm chứng miệng khô, đắng, triệu chứng đi ngoài táo bón, phân cứng. Trong trường hợp này, nên giải nhiệt cho dạ dày, có thể bấm huyệt giáp xa mạnh tay hơn chút.
Huyệt hợp cốc cũng có tác dụng làm sạch dạ dày, giảm tiêu chảy, hạ hỏa, điều chỉnh khí và giảm đau.
Khi đau răng do nóng thường có thể nhìn thấy các triệu chứng như chân răng hơi đỏ, hơi sưng nhẹ, thậm chí bị co thắt, đau đớn đi kèm với miệng khô, không có cảm giác thèm ăn uống. Trong trường hợp này, bấm huyệt xoa bóp nên nhẹ nhàng hơn, bấm huyệt giáp xa và hợp cốc để giảm nhiệt độ do sốt, giảm sưng và giảm đau.
Theo Trí Thức Trẻ
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.