Bị tắc ruột vì ăn hồng: Các mẹ đã cho con ăn hồng đúng cách?

(lamchame.vn) - Ở Hà Tĩnh vừa có trường hợp phải nhập viện cấp cứu do ăn quả hồng chát ngâm chưa kỹ nhựa chát. Nhiều mẹ hiện mua hồng cho con ăn liên tục mà không hề tìm hiểu những đặc điểm của quả này.

Ở Hà Tĩnh vừa có trường hợp phải nhập viện cấp cứu do ăn quả hồng chát ngâm chưa kỹ nhựa chát. Bệnh nhân là một thiếu nữ 14 tuổi, trú xã Đức Dũng, huyện Đức Thọ, ăn một lần quá nhiều hồng ngâm nên bị tắc ruột. Ngày 7-10, Bệnh viện đa khoa huyện Đức Thọ đã cấp cứu, phẫu thuật thành công cho bệnh nhân này.

 

Được biết, sau khi ăn quá nhiều hồng chát ngâm chưa kỹ, thiếu nữ bị đau quặn thắt ở ruột, buồn nôn phải gọi xe cấp cứu. Các bác sĩ đã chẩn đoán thiếu nữ này bị tắc ruột cho mủ hồng dồn ứ, phải phẫu thuật để lấy toàn bộ bã thức ăn này ra. Sau đó, các bác sĩ đã hút dịch trong lòng ruột, khâu phục hồi ống tiêu hóa, rửa ổ bụng đặt dẫn lưu... để cứu bệnh nhân.

Lưu ý khi ăn hồng còn chát

Hiện nay, hồng Đà Lạt lẫn Trung Quốc đang vào mùa nên hồng giòn, hồng trứng được rao bán khắp nơi từ vỉa hè, shop trái cây đến mạng xã hội với giá khá rẻ, từ 20.000 - 35.000 đồng/kg.

Sau khi phân biệt hàng Việt, hàng Trung, nhiều mẹ khi nghe rao bán giá rẻ, liền vội vã mua cho con ăn liên tục mà không hề tìm hiểu những đặc điểm của quả này. Nhiều người bán không rành cách ủ hồng chát nên khi giao cho khách, nhiều quả còn mủ chảy, rất nguy hiểm cho người ăn. Dưới đây là những lưu ý khi ăn hồng chát:

- Nếu lỡ ăn hồng chát bị tê lưỡi, hãy uống nhiều nước, ăn vài loại thức ăn khác để khử cảm giác khó chịu này

- Nếu hồng còn chát, hãy bọc giấy xung quanh quả, sau đó thắt chặt túi lại hoặc cho vào hộp kín hơi. Để tránh mốc meo, hãy cho một quả chuối, lê hay vài giọt rượu vào chóp quả.

- Ngâm hồng trong nước muối trước khi ăn để bớt mủ nguy hiểm

- Không ăn hạt hồng sống vì có thể dẫn đến chóng mặt, nôn mửa

Sai lầm thường gặp khi ăn hồng

- Ăn lúc đói: Trong quả hồng chứa nhiều  tanin và pectin, nếu các mẹ cho con ăn lúc đói sẽ tác dụng với axit trong dạ dày kết tụ lại, dễ biến thành sỏi thận. Khi ăn với số lượng nhiều, sỏi không thể đào thải kịp dễ gây tắc nghẽn đường tiêu hóa. Đặc biệt chú ý các em nhỏ tắc ruột khi ăn hồng vì khó phát hiện, khi có dấu hiệu thì đã muộn.

- Ăn luôn vỏ hồng: Trong vỏ hồng chứa nhiều tanin, nếu ăn nhiều dễ bị sỏi dạ dày gây tắc ruột như đã đề cập ở trên

- Ăn hồng cùng món nhiều đậm: Những món hải sản như  cua, cá, tôm, thịt ngỗng… giàu protein, dưới tác dụng của tanin có trong hồng rất dễ dẫn đến kết tủa, hình thành các sỏi trong dạ dày.

Coi chừng con quặn ruột khi ăn hồng

- Người tiểu đường, dạ dày vẫn ăn hồng: Những người tiểu đường này nếu ăn hồng dễ bị tăng đường huyết, gây nguy hiểm. Đây cũng không phải loại trái cây thích hợp cho người bị đau dạ dày, suy nhược, tiêu chảy…

- Ăn hồng khi uống rượu: Các bợm nhậu dễ dàng mắc sai lầm này! Khi uống rượu, dạ dày sẽ kích thích bài tiết đường ruột. Nếu ăn thêm hồng, chất tanin trong quả hồng sẽ kết hợp lại tạo thành một chất sền sệt, dính nhầy, gặp cellulose tạo thành cục máu đông, khó tiêu hóa, không thải ra ngoài, lâu dần sẽ gây tắc ruột.

 

Theo sohuutritue.net.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang