Thận trọng khi bỏ mặc con khóc |
Ngày nay, việc tiếp cận sách báo, tài liệu dạy con của nước ngoài trở nên dễ dàng, nhiều gia đình đã thực hiện các cách dạy con như không bồng ẵm, không nước mắt, bỏ mặc con khóc, đợi trẻ đói khóc mới cho ăn…
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu mới đây cho thấy các bậc cha mẹ đang quá cực đoan, cứng nhắc trong các phương pháp dạy con. Mới đây, một ông bố ở Hà Nội đã ân hận vì suýt mất con trai do để con tự khóc vật vã. Câu chuyện của ông bố tên Thành Long (32 tuổi) mới đây (tháng 9-2018) là lời cảnh tỉnh, trải nghiệm kinh hoàng thu hút hơn 11.000 lượt thích, 13.000 lượt chia sẻ chỉ sau vài ngày đăng tải.
Anh kể khi con gào khóc, anh không dỗ do nghĩ bé mách lẻo, trái chứng nên vẫn tiếp tục nấu ăn suốt 5-7 phút. Khi nghe con gái gọi nói rằng bé đã có vấn đề, anh chạy lên thấy con đã co giật, sùi bọt mép, mặt tím tái nằm dưới sàn. Khi được đưa đến bệnh viện, sức khỏe bé trở nên yếu dần, mắt hé nhỏ, chỉ thấy lòng trắng… May mắn, bác sĩ truyền dịch, thăm khám và kết luận bé không có bất thường gì về sức khỏe nên cho xuất viện.
Mới đây, các chuyên gia cảnh tỉnh các bậc làm cha mẹ lạnh lùng luyện con tự nín khóc, tự ngủ bằng những lập luận khoa học. Theo đó, khi các con khóc lóc, hormone stress có tên là cortisol sẽ được phóng thích tràn ngập cơ thể nhằm giúp trẻ đối phó với những căng thẳng chúng đang chịu. Khi hormone cortisol này dâng cao trong máu quá nhiều, nó sẽ tạo ra một phản ứng chống đỡ của cơ thể, khiến các con chịu nhiều căng thẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.
Nếu cha mẹ cứ bỏ mặc con khóc, nồng độ cortisol trong cơ thể sẽ tăng cao thường xuyên, các con bạn sẽ phải gánh chịu hậu quả trong tương lai. Nghiên cứu chứng minh rằng những đứa trẻ gặp căng thẳng kéo dài khi còn nhỏ nhiều khả năng sau này sẽ trở thành những người hung bạo, khó kiểm soát cảm xúc.
Nếu cha mẹ muốn bỏ mặc con khóc để giáo dục khi con đòi hỏi vô lý, cần làm theo các bước đi kèm như bỏ mặc con thời gian ngắn, đánh lạc hướng để trẻ chú ý vào những điều khác hứng thú hơn. Sau đó, cha mẹ vỗ lưng, cho trẻ uống nước để hạ hỏa chứ không chỉ cho con khóc hoài không thôi. Đối với những trẻ lớn hơn có tính mè nheo, nhõng nhẽo từ do là do ba mẹ từ ban đầu đã không dùng “chiêu” đúng để xử sự với con. Khi trẻ đòi hỏi vô lý, một mặt chúng ta nên nhẹ nhàng quan tâm, tạo cho trẻ sự vui vẻ, mặt khác phải có thái độ cương quyết từ chối các yêu cầu quá đáng của con. Sau đó, cần cho con những điều thú vị lành mạnh khác để con chú ý sang điều khác.
Nhiều khi trẻ khóc vì lý do chính đáng |
Ngoài ra, trẻ cũng thường xuyên khóc nhằm thông báo cho cha mẹ những lý do chính đáng như con bị đau, bị ngứa, khó chịu, sợ, buồn hoặc là bị bệnh, hay đói, khát, lạnh… Trẻ sơ sinh hay chưa biết nói, có lúc khóc vật vã, oằn người nhiều lần cha mẹ đừng nên chủ quan mà nên theo dõi xem con có bị bệnh gì như khó tiêu, rối loạn tâm lý gì không. Trong những trường hợp này, cha mẹ tuyệt đối không nên bỏ mặc trẻ mà phải tìm lý do và giải pháp giúp con hết khóc
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.