Cảnh báo: Trào lưu làm đẹp bằng máu tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn

(lamchame.vn) - Làm đẹp bằng máu là phương pháp khá mới ở Việt Nam, chưa biết hiệu quả đến đâu nhưng việc làm đẹp này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ như sưng tấy, nhiễm khuẩn, sốc phản vệ, tắc tĩnh mạch...

Làm đẹp bằng máu hay còn gọi là tiêm huyết thanh trắng da. Đây là phương pháp sử dụng một  thànhphần có trong máu của chính mình để giúp giữ gìn và phục hồi nhan sắc của cơ thể, làm chậm quá trình lão hóa. Vậy phương pháp này có thực sự hiệu quả như vậy không, có nên áp dụng phương pháp này không?

Sự ra đời của phương pháp làm đẹp bằng máu

Trào lưu làm đẹp bằng máu xuất xứ từ Hàn Quốc - và đang khá thu hút người làm, được nhiều bác sĩ Hàn Quốc áp dụng. Mấy năm vừa qua, kỹ thuật này cũng không còn xa lạ với các tín đồ thẩm mỹ Việt Nam. Thêm một kỹ thuật làm đẹp mới được sáng tạo và áp dụng, dù chỉ mới là bước đầu nhưng cũng đã mang lại cho những người hành nghề thẩm mỹ và chị em phái đẹp những niềm hy vọng mới.

Trào lưu làm đẹp bằng máu xuất xứ từ Hàn Quốc

Kỹ thuật làm đẹp bằng máu được phát hiện tình cờ giống sự ra đời của viagra trong vai trò là thuốc tăng cường khả năng sinh lý của đàn ông. Năm 1987, huyết tương giàu tiểu cầu được áp dụng lần đầu tiên trong một ca phẫu thuật tim. Tiếp đó được sử dụng để điều trị các tổn thương bệnh lý và thu được kết quả tốt nhờ khả năng làm vết thương mau lành, nhất là với các tổn thương cơ xương khớp.

Qua quá trình điều trị bệnh  người ta phát hiện thêm những khả năng của nó trong việc chống lại quá trình lão hóa, tăng cường khả năng tái tạo tế bào mô nhằm duy trì, phục hồi sức khỏe và nhan sắc. Và bác sĩ người Mỹ Charles Runels là người đầu tiên đưa kỹ thuật này vào áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp.

Tìm hiểu về phương pháp làm đẹp bằng máu (RPP)

Người ta gọi phương pháp làm đẹp bằng máu là “huyết tương giàu tiểu cầu”, tiếng Anh gọi là “Platelet Rich Plasma”, viết tắt là PRP. 

Quy trình thực hiện như sau: Lấy một lượng máu nhỏ khoảng 30ml được lấy ra khỏi cơ thể giống như cách lấy máu khi làm xét nghiệm, chúng sẽ được xử lý bằng thiết bị ly tâm chuyên dụng để có được dung dịch huyết tương chứa khối lượng tiểu cầu nhiều gấp 3 - 7 lần máu bình thường (máu bình thường có 150.000 - 400.000 tiểu cầu/mm3). Đây chính là huyết tương đã được làm giàu tiểu cầu.

Làm đẹp bằng máu tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Khi sử dụng, huyết tương này có thể được pha thêm một số thành phần khác như các vitamin, fillers, collagen,... để đưa vào các vùng cơ thể với độ nông sâu khác nhau tùy theo yêu cầu điều trị bằng các dụng cụ như kim chích, kim lăn (roller) hay cây bút.

Huyết tương được đưa vào cơ thể sẽ giải phóng hàng loạt các yếu tố tăng trưởng giúp tái tạo tế bào mô cơ thể làm các vết thương mau lành và ngăn cản quá trình lão hóa da và các thành phần mô khác của cơ thể.

Mặt trái nhiều hệ lụy của PRP

Huyết tương giàu tiểu cầu phương pháp làm đẹp khá mới ở Việt Nam, chưa biết hiệu quả đến đâu nhưng việc làm đẹp này rõ ràng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Do đó, các chuyên gia huyết học khuyến cáo, người có nhu cầu làm đẹp không nên lạm dụng. 

Theo tạp chí Cosmetic Surgery - một trong những tạp chí chuyên về phẫu thuật thẩm mỹ uy tín nhất thế giới, thì việc tiêm PRP để làm đẹp sẽ gây ra những hệ quả như đau và sưng ở vùng tiêm, nhiễm khuẩn nếu dụng cụ không được vô khuẩn tuyệt đối, có thể sốc phản vệ - dù PRP được lấy từ chính bản thân người ấy.

Nếu quá trình chích hút huyết tương giàu tiểu cầu mà hút lẫn hồng cầu thì những hồng cầu này dễ kết lại thành cục máu đông, hoặc trong quá trình tiêm, kim tiêm làm tổn thương mạch máu lớn dẫn đến sự hình thành cục máu đông. Nếu cục máu đông di chuyển lên não, nó sẽ gây nhồi máu não - là tai biến rất nặng, có thể tử vong hoặc di chứng liệt suốt đời. Di chuyển xuống chân, nó gây viêm tắc tĩnh mạch chi dưới... Di chuyển xuống ruột, nó gây nhồi máu mạc treo mà nếu không mổ cấp cứu kịp thời, cũng dễ dẫn đến tử vong.

Thực chất vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học chính thống nào công bố phương pháp “làm đẹp bằng huyết tương giàu tiểu cầu” gây hại, nhưng nó cũng chưa được chứng minh là an toàn. Theo Viện Phẫu thuật Chấn thương chỉnh hình Mỹ phương pháp PRP mới chỉ được dùng để điều trị chấn thương gân, chấn thương cột sống, viêm dây chằng mạn tính hoặc viêm khớp gối...

Theo suckhoedoisong.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang