Chỉ ăn 1 mảnh nhỏ loại hạt này, bé gái 3 bị sốc phản vệ khiến toàn thân tím đen và hôn mê trong 10 phút

Chỉ 5 phút sau khi ăn 1 mảnh hạt bé tí, cô bé bắt đầu xuất hiện các biểu hiện ngứa ngáy, đau bụng nhưng cơ thể vẫn chưa phát ban.

Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng, tức thì, có thể đe dọa tính mạng của mọi người, đặc biệt là trẻ em. Tuy nhiên, các triệu chứng của sốc phản vệ không phải lúc nào cũng biểu hiện rõ ràng để ai cũng nhìn thấy.

Bà mẹ Julie Berghaus, đến từ Mỹ, đã chứng minh sự khởi phát của sốc phản vệ ban đầu có thể trông giống như một sự dị ứng nhẹ.

Cụ thể, chị Julie đã đưa con gái Maren (3 tuổi) đến văn phòng bác sĩ dị ứng để thực hiện ăn hạt điều dưới sự giám sát của các chuyên gia. Theo như lời chị nói, trước đây, Maren đã từng bị dị ứng một lần rồi nên bây giờ chị muốn kiểm chứng điều này một lần nữa. Vì vậy, trong thử thách này, bác sĩ sẽ cho bé gái ăn 1/10 một hạt điều.

Để kiểm chứng sốc phản vệ vì dị ứng có thật sự nguy hiểm hay không, bà mẹ đã đưa con gái vào một cuộc thí nghiệm đầy kịch tính - Ảnh 1.

Maren đã bất ngờ tím tái và hôn mê 10 phút dù trước đó không có biểu hiện gì nghiêm trọng và rõ ràng.

5 phút sau khi ăn mảnh hạt điều bé tí, tai Maren bắt đầu ngứa ngáy. Nhưng cô bé vẫn vui vẻ và chơi đùa được. Ngay sau đó, đứa trẻ "bắt đầu kêu đau bụng và ngứa khắp người, nhưng cơ thể vẫn chưa phát ban". Song, các bác sĩ đã quyết định cho Maren uống Zyrtec và tiêm mũi epinephrine đầu tiên vì bệnh nhân đã có hai triệu chứng của dị ứng là đau bụng và ngứa. Sau khi tiêm xong, mọi triệu chứng được làm dịu trong khoảng 10 phút.

"Tiếp đó, Maren bắt đầu ngứa nhiều hơn, đồng thời toàn bộ cơ thể của con nổi mề đay một cách nhanh chóng. Các bác sĩ lại tiêm steroid cho con và Maren tiếp tục trò chơi của mình với một tâm trạng vui tươi.

5 phút tiếp theo nữa, con gái tôi ho một chút nhưng không ai nghe thấy tiếng khò khè thở mạnh. Bác sĩ đã yêu cầu một y tá dùng ống nghe kiểm tra thì kết quả cho thấy Maren đang "vật lộn" để thở. Tuy thế, con bé vẫn chơi đùa và không hề có một dấu hiệu gì đang khó chịu", chị Julie kể tiếp.

Một lúc sau, mọi chuyện diễn biến theo một chiều hướng nguy hiểm. Maren bắt đầu bị tím đen. Các bác sĩ vội vã tiêm cho đứa trẻ những loại thuốc khác nhau. Theo lời chị Julie, bé gái đã "hôn mê trong khoảng 10 phút trước khi tỉnh lại và trở về bình thường".

Để kiểm chứng sốc phản vệ vì dị ứng có thật sự nguy hiểm hay không, bà mẹ đã đưa con gái vào một cuộc thí nghiệm đầy kịch tính - Ảnh 2.

Maren là một cô bé vui vẻ, đáng yêu và xinh đẹp.

Sau đó, Maren vẫn được theo dõi chặt chẽ trong vài giờ nữa. May mắn là cô bé không bị sốc phản vệ một lần nữa.

Vì những diễn biến đầy bí mật và nguy hiểm của sốc phản vệ như vậy nên chị Julie đã quyết định chia sẻ điều này rộng rãi đến cho mọi người nhằm nâng cao nhận thức về phản ứng dị ứng có thể gây chết người mà không cần phải có biểu hiện nghiêm trọng gì báo trước.

Chị Julie nói: "Sốc phản vệ không có những phản ứng rõ ràng như chúng tôi mong chờ. Nó xuất hiện một cách bất ngờ nhưng lặng lẽ. Tôi đã nghĩ rằng tôi sẽ phải chứng kiến cảnh con mình thở hổn hển, khò khè hay tệ hơn nữa là con sẽ ôm lấy ngực, nắm lấy cổ áo vì bị nghẹt thở. Tôi cũng đã chuẩn bị tinh thần cho một kịch bản kịch tính, rõ ràng. Song thực tế thì Maren vẫn không hề có dấu hiệu gì cụ thể, con vẫn tập trung chơi với đồ chơi của mình".

Sốc phản vệ là gì và cần phải làm gì để bảo vệ con khỏi sốc phản vệ?

Để kiểm chứng sốc phản vệ vì dị ứng có thật sự nguy hiểm hay không, bà mẹ đã đưa con gái vào một cuộc thí nghiệm đầy kịch tính - Ảnh 3.

Sốc phản vệ là một loại phản ứng mà bạn không thể dự đoán được điều gì sẽ xảy ra tiếp theo và mức độ nghiêm trọng của nó như thế nào (Ảnh minh họa).

Tiến sĩ Nicholas Hartog, bác sĩ chuyên khoa dị ứng công tác tại Bệnh viện Nhi Helen Devos ở Michigan (Mỹ) cho biết: "Sốc phản vệ do dị ứng là một loại phản ứng mà bạn không thể dự đoán được điều gì sẽ xảy ra tiếp theo và mức độ nghiêm trọng của nó như thế nào".

Tiến sĩ Nicholas cũng khuyên các cha mẹ rằng nếu con của bạn đã từng có phản ứng dị ứng nghiêm trọng thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bác sĩ có thể đề nghị bạn cho trẻ đeo vòng tay cảnh báo y tế liệt kê các loại thực phẩm, đồ dùng khiến trẻ bị dị ứng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên ghi rõ phương pháp điều trị, các phòng ngừa để giảm thiểu khả năng trẻ bị sốc phản vệ khi vô tình bị dị ứng.

Chị Julie cũng chia sẻ thêm là chị luôn cho Maren mang hai bút tiêm EpiPen bên người. "Đừng ngại tiêm epi. Maren không có tác dụng phụ gì từ epi, nhưng nó sẽ cứu mạng của con", chị nói.

Tuy nhiên, tiến sĩ Nicholas cho biết khi thấy con: khó thở, cổ họng căng cứng, buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt, tim đập nhanh, ngất xỉu, cha mẹ nên nhanh chóng gọi xe cấp cứu hoặc đưa con vào bệnh viện gần nhất càng nhanh càng tốt.

Link gốc: http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/chi-an-1-manh-nho-loai-hat-nay-be-gai-3-tuoi-bi-soc-phan-ve-khien-toan-than-tim-den-va-hon-me-trong-10-phut-162202209152716886.htm

 

 

Theo ttvn.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang