Chữa chứng hay giật mình khi ngủ ở trẻ sơ sinh

(lamchame.vn) - Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ hay giật mình khi ngủ như trẻ chưa quen giấc ngủ đêm, trẻ thiếu canxi hay đôi khi cũng là dấu hiệu bệnh lý nào đó… Để khắc phục chứng giật mình khi ngủ ở bé, cha mẹ cần thay đổi môi trường ngủ hoặc cho bé tắm nắng.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay giật mình khi đi ngủ

Cách khắc phục tình trạng hay giật mình khi ngủ ở trẻ sơ sinh hình ảnh

Tiếng ồn chính là một nhân tố chủ đạo khiến bé giật mình khi ngủ

Nhiều bé giật mình chẳng vì lý do gì cả nhưng trong nhiều trường hợp, tiếng ồn chính là một nhân tố chủ đạo gây ra tình trạng này. Ngoài ra có thể còn do những nguyên nhân sau có thể khiến trẻ sơ sinh giật mình khi ngủ:

- Trẻ giật mình khi ngủ do có tâm lý bất an, hồi hộp hoặc khi ngủ gặp ác mộng. Đặc biệt khi ngủ vào ban đêm, khiến trẻ cảm thấy sợ hãi, không an toàn.

- Trẻ bị đầy hơi, đói, tả ướt hay thay đổi chỗ ngủ cũng có thể khiến bé giật mình.

- Trẻ giật mình khi ngủ do thiếu canxi: trẻ thiếu canxi còn có dấu hiệu như: chậm mọc răng, ra mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn… Tốt nhất là nên đưa bé đi làm xét nghiệm máu để biết rõ nhất xem có thiếu canxi hay không và bổ sung vitamin D theo hướng dẫn của bác sĩ và thường xuyên cho bé tắm nắng đầy đủ.

Cách khắc phục tình trạng giật mình khi ngủ ở trẻ sơ sinh

Cách khắc phục tình trạng hay giật mình khi ngủ ở trẻ sơ sinh hình ảnh

Không chạy đến ôm ấp vỗ về ngay khi trẻ giật mình mà hãy quan sát xem trẻ có ngủ tiếp không

- Không cho trẻ ngậm ti khi ngủ: Nhiều mẹ đã quen với việc cho bé ngậm ty khi đi ngủ mà không biết rằng việc này có thể gây nguy hiểm cho bé. Vẫn ngậm ty trong khi ngủ có thể khiến bé vô tình hút luôn cả sữa mẹ mỗi khi hít thở. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé, khiến bé khó ngủ hơn hẳn. Thậm chí, có thể làm bé bị ngạt thở trong khi ngủ. Bên cạnh đó, việc ngậm ty trong khi ngủ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển răng và nướu của bé.

- Đặt bé xuống giường hoặc nôi khi bé vừa thiu thiu ngủ. Khi đặt xuống thì hãy giữ tay bé lại để bé không giật mình, giữ một lúc mới thả ra. Không nên cho bé thường xuyên ngủ trên tay mẹ.hayx để bé ngủ được thoải mái để bé quen, tránh nằm 1 mình bé sẽ bị giật mình.

- Tập cho trẻ tự ngủ trở lại. Nếu bé ngủ lại được sau mỗi lần giật mình thì đó là tín hiệu tốt. Nếu bé khóc dai dẳng, hãy bế bé lên và dỗ dành để bé ngủ trở lại. Đừng để mặc bé khóc quá lâu vì điều đó sẽ khiến bé chịu tác động tâm lý rất lớn

- Không chạy đến ôm ấp vỗ về ngay khi trẻ giật mình mà hãy quan sát xem trẻ có ngủ tiếp không. Chỉ khi bé khóc hoặc cử động mạnh lúc ấy cha mẹ mới chạy đến dỗ dành bé. Điều này nhằm tạo thói quen tốt để trẻ không quá phụ thuộc vào cha mẹ ôm ấp. Ngoài ra, cha mẹ cúng không nên để đèn quá sáng khi con ngủ và không nên quấn chặt bé trong chăn quá lâu.

Xem thêm:

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang