Nhiều bậc cha mẹ rất hoang mang, lo lắng khi kể về con họ nhiều năm qua ngủ không ngon, có các hành vi bất thường. Tuy nhiên, khi đi đến các bệnh viện đa khoa, nhi đồng bác sĩ đều không tìm ra bệnh. Tuy nhiên, khoa học gọi đây là chứng hoảng sợ ban đêm, hoảng sợ khi ngủ (hay còn có tên gọi khác là giấc ngủ kinh hoàng).
|
Chứng hoảng sợ ban đêm thường xảy ra ở trẻ em trong độ tuổi từ 4 đến 12. Tuy nhiên, đã có báo cáo về việc trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi trải qua những triệu chứng của chứng hoảng sợ ban đêm. Đa số các bé lứa tuổi này đều một hoặc nhiều lần trải qua chứng này nhưng nếu không ai biết điều gì xảy ra với con mình thì đây đúng là những biểu hiện đáng sợ.
Chứng hoảng sợ ban đêm là gì?
Chứng hoảng sợ ban đêm được cho là tương tự cơn ác mộng nhưng trầm trọng hơn. Chúng được gọi là parasomnia, hành vi bất thường do hệ thần kinh gây ra lúc ngủ.
Những dấu hiệu con bạn mắc chứng hoảng sợ ban đêm:
- Trẻ đột nhiên ngồi dậy
- Mở mắt to nhìn chằm chằm
- Đổ mồ hôi, thở hồng hộc.
- Dáo dác nhìn quanh
- Cào cấu hoặc có hành động sợ hãi
- Không thể xoa dịu được
Tuy nhiên, một đêm hoảng sợ khi ngủ của trẻ diễn ra chỉ vài phút. Các nhà khoa học cho biết chứng hoảng sợ của các con không hề giống những cơn ác mộng vì trẻ không hề nhớ gì về việc này, mặc dù trẻ giống như thức nhưng thực chất là chúng vẫn ngủ.
Nguyên nhân chứng hoảng sợ ban đêm
Khủng hoảng ban đêm xảy ra trong giai đoạn chuyển động mắt không nhanh (giấc ngủ không REM), đó là khi một người không mơ. Điều này khác với những cơn ác mộng thường đến trong những giấc ngủ REM.
Hiện các chuyên gia vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra chứng hoảng sợ ban đêm, nhưng có một số yếu tố được xem xét đến, như:
- Trẻ quá mệt hoặc thiếu ngủ
- Stress
- Gián đoạn với các thói quen hoặc lịch trình, khi du lịch hoặc thay đổi thói quen hàng ngày
- Bệnh hoặc sốt
- Các vấn đề về hô hấp liên quan đến giấc ngủ như ngưng thở
- Khủng hoảng ban đêm cũng có thể xảy ra ở trẻ em bắt đầu dùng một loại thuốc mới, đang ngủ trong một môi trường mới, hoặc nếu chúng đã ăn quá nhiều đồ ăn chứa caffeine.
- Đây cũng có thể do di truyền vì gia đình đã có người mắc chứng khủng hoảng ban đêm, rối loạn giấc ngủ.
Xử trí thế nào khi con bị hoảng sợ ban đêm?
Khi trẻ “lên đồng” với chứng này, tốt nhất bố mẹ không nên đánh thức con dậy lập tức. Thông thường, rất khó để đánh thức một người nào đó khỏi chứng này lập tức và việc buộc các con dậy có thể làm cho chúng khó ngủ hơn.
Điều quan trọng nhất phụ huynh hãy đảm bảo con an toàn trong lúc bị chứng này hành hạ. Hãy trấn an con bạn bằng một giọng nói nhẹ nhàng rằng chúng vẫn an toàn.
Đề phòng bằng cách nào?
Tin buồn là hiện không có thuốc hay bệnh viện nào chữa hết chứng này nhưng bố mẹ cũng có thể giảm nguy cơ xảy ra bằng việc thực hiện những bước sau:
- Theo dõi thói quen đi ngủ của trẻ
- Đặt ra giờ đi ngủ cố định và đừng để con thức quá khuya
- Không cho trẻ chơi bời tới mức quá mệt mỏi
- Giúp giảm bớt căng thẳng mà con gặp phải
- Khi đi du lịch, cố gắng bám sát lịch ngủ ngày thường
Nếu chứng hoảng sợ khi ngủ trở nên quá thường xuyên và trầm trọng (kéo dài hơn 30 phút mỗi lần), bố mẹ nên trao đổi với bác sĩ nhi khoa về điều này kèm nhật ký giấc ngủ với cụ thể những hành vi của con.
Thông thường, bác sĩ sẽ kiểm tra con bạn để loại trừ bất kỳ nguyên nhân về các bệnh lý tiềm ẩn. Tuy nhiên, đa số những người mắc chứng hoảng sợ ban đêm đều sẽ tự hết mà không cần điều trị.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.