Theo ghi nhận thì tại Việt Nam dù đã lan ra 19 tỉnh thành nhưng dịch tả lợn châu Phi mới chỉ xảy ra tại các trang trại nhỏ lẻ, không phải các trang trại lớn với quy mô lớn hơn 500 con. Đến nay dịch tả lợn châu Phi là là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra trên lợn với tỷ lệ tử vong lên đến 100%.
Virus gây dịch tả lợn châu Phi có sức đề kháng cao, nó có thể tồn tại từ 2 - 4 tháng trong một cơ sở bị nhiễm bệnh và 5-6 tháng trong thịt bị nhiễm bệnh. Đặc biệt trong xác lợn đông lạnh, virus có thể sống đến nhiều năm. Hiện nay trên thế giới chưa có vắc xin phòng bệnh cũng như chưa có thuốc điều trị bệnh này. Cũng bởi vậy, đây là mối đe dọa với ngành chăn nuôi của nhiều nước trên thế giới ...
Theo các chuyên gia phải 4 năm nữa mới có thể điều chế thành công vắc-xin phòng chống bệnh tả lợn châu Phi |
Mới đây, các chuyên gia quốc tế nhận định cần ít nhất 4 năm nữa mới có thể điều chế được vắc-xin phòng chống bệnh tả lợn châu Phi. Hiện nay có 3 biện pháp chính để phòng dịch, đó là an toàn sinh học, tăng cường nhận thức của công chúng và tiêu hủy các đàn có bệnh. Hiện nay nhiều người dân có tâm lý chủ quan trong phòng bệnh, một bất cập lớn hiện nay là người dân có tâm lý giấu dịch và lén lút tiêu thụ lợn bệnh ...
Mới đây, các lực lượng chức năng liên ngành tỉnh TT Huế đã phát hiện một xe tải chở lợn trên đường đi tiêu thụ có dấu hiệu nghi vấn. Lùng theo nguồn gốc số lợn này, lực lượng chức năng đã kiểm tra và phát hiện có một lượng lớn lợn bị mắc dịch lở mồm long móng tại trang trại Thái Việt thuộc xã Phong Hiền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Vì vậy, Đại diện của FAO khuyến nghị Việt Nam cần thành lập Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh khẩn cấp để kiểm soát dịch bệnh tránh lây lan rộng.
Tính đến ngày 19/3, Việt Nam có 19 tỉnh, thành phát hiện dịch tả lợn châu Phi gồm Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Hà Nam, Hải Dương, Hà Nội, Nam Định, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Hòa Bình, Ninh Bình, Lạng Sơn, Điện Biên, Sơn La, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Nghệ An, Bắc Ninh, Thừa Thiên Huế.
Theo sohuutritue.net.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.