Việc để con cầm dao, kéo khiến cha mẹ cảm thấy vô cùng lo lắng, chưa kể đến việc cho con tự mình vào bếp, chế biến những món ăn cho gia đình. Nhìn con lúng túng với các dụng cụ nhà bếp, cha mẹ sẽ không khỏi lo sợ con bị trầy xước hay chảy máu chân, tay. Điều này dẫn đến việc phần lớn các gia đình Việt đều không để con vào bếp khi còn nhỏ. Đến khi trẻ lớn thêm một chút lại cho rằng con còn phải học hành vất vả, chính vì vậy mà mọi việc bếp núc con đều không đụng đến bao giờ. Quá bao bọc cho con chính là đang hại con. Bởi khi phải đối mặt với cuộc sống tự lập xa gia đình, con sẽ rất khó khăn trong việc thích nghi, đặc biệt là trong việc nấu nướng. Do đó, ngay từ khi trẻ còn nhỏ, hãy tập cho con thói quen vào bếp nấu nướng và tự làm việc nhà theo đúng khả năng của mình.
Dẫn con cùng vào bếp. Ảnh: Internet. |
Để trẻ tự nấu ăn
Ban đầu, khi mới cho trẻ cùng vào bếp, mẹ có thể để con làm những việc đơn giản như nhặt rau, rửa rau,... Dần dần, khi con đã làm quen hơn với không gian nhà bếp cũng như việc nấu nướng, mẹ có thể tăng độ khó các công việc bếp núc lên cho con bằng cách để con tự nấu nướng và mẹ sẽ trở thành người quan sát bên cạnh con.
Có nên để trẻ học nấu ăn sớm là câu hỏi khiến rất nhiều phụ huynh băn khoăn. Ảnh: Internet. |
Sẵn sàng tin tưởng con
Việc được người lớn tin tưởng và giao trọng trách cho làm bất cứ điều gì cũng đều khiến trẻ cảm thấy tự hào về bản thân hơn và sẽ luôn cố gắng hoàn thành tốt mọi việc. Trong việc nấu nướng cũng vậy, thay vì sai vặt con làm những việc nhỏ và đơn giản, mẹ có thể để con tự nấu món mà con thích, nêm nếm thức ăn tùy theo khẩu vị của mình,... Thông qua đó, trẻ sẽ cảm thấy việc nấu ăn không còn nhàm chán nữa, sẽ hào hứng và sẽ cảm thấy có trách nhiệm hơn khi đứng vào cương vị là bếp trưởng.
Để con được làm bếp trưởng. Ảnh: Internet. |
Cho con thoải mái sử dụng các dụng cụ nhà bếp
Việc cấm con sử dụng các dụng cụ nhà bếp như dao, kéo vì sợ gây nguy hiểm cho còn sẽ rất dễ làm con nhanh chán bởi chỉ được học mà không được thực hành. Hãy cho con tự do sử dụng chúng để chế biến những món năn theo ý thích của con. Tuy nhiên, trước khi để con sử dụng, cha mẹ cũng cần hướng dẫn cẩn thận cách dùng và cách xử lý sao cho không làm trầy xước tay, chân.
Dạy con dùng dao thay vì cấm con đụng đến dao. Ảnh: Internet. |
Không cằn nhằn khi con bày bừa
Trẻ nhỏ còn khá vụng về, do đó, việc con bày bừa ra bếp khi nấu ăn là không thể tránh khỏi. Lúc này, cha mẹ hãy nhẹ nhàng nhắc nhở con dọn dẹp. Không nên dọn thay con hay cằn nhằn chúng bởi như vậy sẽ làm mất đi hứng thú nấu ăn của con, khiến con không thích thú với công việc nấu ăn nữa.
Không cằn nhằn khi con lỡ bày bừa ra bếp. Ảnh: Internet. |
Không trò chuyện quá nhiều
Trò chuyện quá nhiều khi dạy con nấu ăn sẽ khiến con dễ mất tập trung, không những thế, việc chỉ dạy quá nhiều cũng làm con cảm thấy như đang bị chỉ đạo. Chính vì vậy, khi cùng con làm bếp, cha mẹ nên giữ yên lặng và quan sát con làm, nếu con có câu hỏi hoặc thắc mắc gì mới nhiệt tình giải đáp. Khi đưa ra nhận xét về những thứ con làm cũng cần tránh những lời phê bình tiêu cực, nên khuyến khích con nhiều hơn để tạo động lực cho con trong những lần nấu ăn sau.
Chỉ đưa ra lời khuyên khi con thực sự cần. Ảnh: Internet. |
Bước ra khỏi căn bếp
Khi con đã tiếp thu được phần nào những kiến thức bếp núc từ người lớn, cha mẹ hãy thử để con làm bếp một mình. Điều này thể hiện sự tin tưởng ở con và khiến con trở nên có trách nhiệm hơn. Biết đâu trong chính những lúc như vậy, tài năng của con lại được thể hiện ra.
Con hoàn toàn có thể tự nấu ăn. Ảnh: Internet. |
Xem thêm:
Không chỉ dành tình yêu cho con, cha mẹ cần làm gì để con được hạnh phúc nhất?
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.