Cưới chồng 3 năm chưa mua được xe máy, tôi phải làm gì?

(lamchame.vn) - Nhiều người sống trong cảnh lãnh lương tháng này lại đem trả nợ hết cho tháng trước đến mức cả năm quần quật làm chỉ để trả nợ, không tiết kiệm được đồng nào. Đó là do thu nhập từ công việc của họ không đủ đáp ứng nhu cầu sống bản thân.

Tháng nào cũng vay mượn

Hoa làm việc trong một nhà xuất bản 10 năm nay, mới lấy chồng 3 năm. Ai cũng nghĩ tốt nghiệp đại học lại làm việc trong cơ quan nhà nước sẽ khá giả nhưng cô thì ngược lại. Lúc độc thân, với mức lương 6 triệu Hoa chỉ đủ trang trải tiền nhà trọ, ăn ở, xăng xe. Tháng nào may mắn còn dư, cô gửi về nhà cho ba mẹ. Sau khi phục vụ chủ nhân 7 năm, chiếc xe Wave đời cũ của cô không còn trụ nổi sau khi cô lấy chồng. Mức lương 6 triệu sau 10 năm làm việc chỉ tăng lên mức hơn 7 triệu.

 

Chồng Hoa cũng làm cùng cơ quan với mức lương tương tự. Tuy nhiên, sau khi có con nhỏ, hai vợ chồng chật vật thiếu lên thiếu xuống, quay cuồng với tiền bỉm, sữa, ăn uống sinh hoạt, thuê chung cư, điện nước… đến nỗi sau 3 năm cưới nhau, họ vẫn chưa dư tiền để mua một chiếc xe số cho cô.

Tết năm nay, hai vợ chồng được thưởng tổng cộng 15 triệu cũng không dám bế con nhỏ về Bắc vì tiền máy bay đã ngốn hết chừng ấy tiền. Chưa kể họ phải trả nợ những tháng trước mượn bạn bè, đồng nghiệp vì thiếu hụt, mua sắm quần áo, đồ ăn Tết cho cả nhà. Vậy là một năm nữa cô sống trong cảnh túng thiếu, phải đi xe buýt đến cơ quan hoặc chồng đưa đón.

Dấu hiệu không kiếm đủ tiền

Hiện nay, kiếm được một công việc tầm 6-7 triệu ở các thành phố lớn như TP HCM, Đà Nẵng, Hà Nội không quá khó nhưng công việc đáp ứng được nhu cầu cần thiết, có thể dành dụm, tiết kiệm mỗi năm là điều không hề dễ. Tuy nhiên, nếu đã đủ kinh nghiệm làm việc mà bạn vẫn sống trong cảnh túng thiếu, hãy nhìn các dấu hiệu sau để làm động lực thay đổi:

Luôn hết tiền trước khi hết tháng

Nếu chỉ vài ngày sau khi lãnh lương, chị em đã hết tiền và cả nhà phải vật lộn những ngày khó khăn trong tháng, thì gia đình bạn đang ở trong tình trạng tài chính tồi tệ có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng lớn. Nhiều gia đình không tiêu pha phung phí nhưng vẫn lâm vào cảnh này, đó là dấu hiệu mức lương của hai vợ chồng chưa tốt. Hãy suy nghĩ đến chuyện nhảy việc hoặc làm thêm.

Không thể thanh toán hết hóa đơn trong nhà

Nếu vào cuối tháng, chị em không thể thanh toán tất cả các hóa đơn của gia đình mình và phải chọn hóa đơn nào để thanh toán trước, cái nào sau thì bạn có vấn đề về tài chính.

Điều tốt nhất để làm trong tình huống này là cắt một số thứ ra khỏi lối sống của mình, như những hóa đơn không cần thiết hoặc tìm các lựa chọn thay thế rẻ hơn.

Lo lắng từ những khoản nhỏ

Ai cũng có nỗi lo về tài chính nhưng nếu các mẹ lo lắng về việc làm thế nào để trả tiền cho một số khoản dù nhỏ ở mọi lúc thì đó là vấn đề. Lo lắng về tài chính đến mức mất ngủ, điều đó có nghĩa là hai vợ chồng đang kiếm không đủ tiền.

 

Để giảm gánh nặng, người phụ nữ cần lập kế hoạch tài chính bằng cách ghi ngân sách thu nhập trước thời hạn, giúp quản lý và chi tiêu mức thu nhập thấp một cách khôn ngoan. Tạo ngân sách cũng giúp các gia đình dễ dàng bám sát kế hoạch tài chính.

Không thể xử lý tình huống khẩn cấp

Khi gặp huống khẩn cấp nhưng không thể giải quyết vấn đề, điều đó có nghĩa là gia đình bạn có thể gặp vấn đề về tài chính. Có thể là thiếu vốn, có thể khó để dành tiền cho các tình huống khẩn cấp.

Để khắc phục, các tay hòm chìa khóa cần tạo một quỹ khẩn cấp, bất kể tiền gia đình kiếm được bao nhiêu, phải tiền tiết kiệm khi khẩn cấp.

Không đạt được mục tiêu tài chính

Cho dù là mục tiêu tài chính ngắn hạn hay dài hạn mà chị em chưa bao giờ đạt được nó, thì nghĩa là vợ chồng đang không kiếm đủ tiền.

Để khắc phục, chị em cần cân nhắc đặt lại mục tiêu tài chính nào chắc chắn đạt được. Đặt mục tiêu tài chính thực tế là bước đầu tiên để quản lý thu nhập một cách tốt nhất, giúp chị em thực hiện các thay đổi để có tiền tiết kiệm cho tương lai.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang