Đi tìm nguyên nhân tại sao trẻ hay khóc đêm và cách khắc phục hiệu quả

Việc trẻ khóc đêm làm cho giấc ngủ của trẻ và bố mẹ bị ảnh hưởng, gây ra tình trạng mệt mỏi cho cả hai. Và quan trọng nhất ba mẹ không thể xác định được nguyên nhân tại sao trẻ hay khóc đêm và cách khắc phục là gì? Mời ba mẹ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

1. Tại sao trẻ hay khóc đêm?

Khóc là phản ứng rất đỗi bình thường trong quá trình bé thích nghi với môi trường ngoài bụng mẹ. Khóc được xem là cách thức giao tiếp duy nhất để bé giao tiếp với cha mẹ trong những tháng năm đầu đời. Trẻ khóc đêm được xem là rất bình thường, đây là một biểu hiện tâm lý tự nhiên ở trẻ nhưng nếu tình trạng ấy kéo dài liên tục hàng ngày thì lại trở thành một câu chuyện khác.

Đi tìm nguyên nhân tại sao trẻ hay khóc đêm và cách khắc phục hiệu quả - Hình ảnh 1

Trẻ đói bụng hay hệ tiêu hóa không tốt?

Hầu hết các bé sẽ phải được cho ăn trong khoảng hai đến ba giờ một lần. Và mỗi khi đói bé thường Mẹ có thể nhận biết con đang đói bằng việc theo dõi các dấu hiệu như em bé thường cho tay vào miệng, quấy khóc và tém môi. Lúc này, hãy đảm bảo con bạn được no bụng để có một đêm yên bình.

Thế nhưng, nếu thấy bé khóc vào ban đêm mà bụng phình to hay xì hơi thì rất có thể là do bé bị đầy bụng, ăn không tiêu. Một số trường hợp trẻ còn bị rối loạn tiêu hóa gây đi ngoài nhiều khiến các bé khó chịu nên sinh ra ngủ không yên giấc. Trong trường hợp này, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn cho bé sử dụng các loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa. Một số nguyên nhân khác có thể gây đau bụng ở trẻ nhỏ: trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày ruột, …

Trẻ cần được thay tã

Một số bé có thể chẳng có phản ứng gì với việc tã ướt hoặc bẩn trong một thời gian ngắn trong khi số khác sẽ phản ứng dữ dội để được thay tã ngay lập tức. Khi tã bỉm bị bẩn sẽ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu, và khóc chính là cách để trẻ thông báo với mẹ. Khi đấy, mẹ chỉ cần thay tã và nhẹ nhàng vỗ về, trẻ sẽ thôi khóc và nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Đặc biệt, mẹ hãy lưu ý để giữ môi trường xung quanh trẻ luôn khô ráo, sạch sẽ và thoáng mát.

Trẻ mọc răng

Trường hợp con bạn khóc vào ban đêm mà không rõ nguyên do, hãy kiểm tra xem liệu việc mọc răng có phải là thủ phạm hay không. Cơn đau nướu khi mọc răng làm cho trẻ khó ngủ và khóc đêm. Bên cạnh đó, việc mọc răng cũng khiến trẻ trở nên cáu kỉnh, sinh ra kén ăn uống hay bứt rứt khó chịu, mẹ nên chú ý và quan tâm đến những biểu hiện này của trẻ. Ngoài ra, trẻ đang mọc răng cũng có những biểu hiện như chảy nước dãi nhiều, nướu sưng đỏ.

Trẻ khóc đêm do căng thẳng thần kinh

Hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh của trẻ rất nhạy cảm với những thứ xung quanh. Chỉ một tiếng động nhẹ cũng có thể khiến bé giật mình tỉnh giấc và trở nên quấy khóc. Nếu trẻ nhỏ hay giật mình và đi kèm quấy khóc, la hét thì rất có thể bé đang bị căng thẳng hoặc có thể bé vừa gặp ác mộng.

Trẻ khóc đêm do thiếu canxi

Trẻ thiếu canxi với những dấu hiệu: mọc răng chậm, ra mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn… Song song đó, thiếu canxi cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay giật mình khi ngủ.

Một số nguyên nhân khác

Các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như viêm họng, viêm tai giữa, viêm đường hô hấp hoặc các bệnh lý khác như dị ứng… cũng sẽ gây ra triệu chứng quấy khóc ở trẻ. Một số tình huống khác hy hữu hơn bao gồm côn trùng chích, đốt hay chui vào tai trẻ hoặc trẻ bị giun kim quấy rối vào ban đêm.

Thời gian ngủ phân bố không hợp lý, trẻ bị tác động bởi các loại tiếng ồn như tivi, tiếng xe cộ ngoài đường, không gian ngủ không thoải mái… là những lý do góp phần khiến trẻ khóc đêm mà mẹ cũng nên lưu tâm.

Đi tìm nguyên nhân tại sao trẻ hay khóc đêm và cách khắc phục hiệu quả - Hình ảnh

2. Làm thế nào để khắc phục tình trạng khóc đêm ở trẻ

Để trẻ ngủ ngon giấc, không quấy khóc đêm, ba mẹ cần lưu ý:

- Tạo không gian ngủ sạch sẽ, thoải mái. Phòng ngủ không để đèn quá sáng, không có tiếng ồn.

  • - Ba mẹ nên điều chỉnh nhịp sinh hoạt cho trẻ: tránh cho trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày, tập cho con thói quen đi ngủ đúng giờ, đồng thời tạo không gian phòng ngủ tối dịu, thoáng mát và yên tĩnh.

  • - Trước giờ ngủ, không nên cho trẻ ăn quá no và vận động nhiều, không nên để trẻ ở trạng thái kích thích quá mức hoặc ức chế thần kinh.

  • - Kiểm tra nhu cầu của trẻ: Mẹ hãy cho bé bú mớm khi con cần. Thông thường mỗi cữ bú cách nhau khoảng 2 giờ là đủ. Ngoài ra, hãy kiểm tra tã và vệ sinh bộ phận sinh dục của bé sáng tối hàng ngày.

  • - Thay tã lót khi cần: Mẹ hãy giữ cơ thể bé luôn được vệ sinh sạch sẽ, khô ráo. Khi da được thoáng mát sẽ làm trẻ luôn cảm thấy dễ chịu thoải mái và ít quấy khóc.

  • - Massage cho trẻ: Bé sẽ cảm thấy thư giãn, dễ chịu hơn khi được mẹ massage. Không những vậy, còn cải thiện được tình trạng tiêu hóa kém, táo bón của bé – Một trong những nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc vào ban đêm.

  • - Mỗi khi trẻ sơ sinh quấy khóc, mẹ hãy cưng nựng con, vuốt ve, âu yếm trẻ. Lúc đó, trẻ sẽ cảm thấy như mình được bảo vệ và yêu thương, con sẽ yên tâm và ngủ ngon hơn.

  • - Bổ sung canxi cho trẻ: Khi cơ thể thiếu canxi sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi chất của hệ thần kinh trung ương, dẫn đến tình trạng vỏ não liên tục trong trạng thái hưng phấn, khiến trẻ đã đến giờ ngủ vẫn không tài nào ngủ được, đồng thời ức chế giấc ngủ sâu ở bé. Vì thế hãy cho trẻ tắm nắng thường xuyên và mẹ cho bé bú cũng phải ăn uống đầy đủ các thực phẩm giàu vitamin D.

  • Đi tìm nguyên nhân tại sao trẻ hay khóc đêm và cách khắc phục hiệu quả - Hình ảnh 2

  •  

    Trẻ nhỏ khóc đêm là một vấn đề thường thấy nên việc tìm hiểu rõ nguyên nhân tại sao trẻ hay khóc đêm sẽ giúp mẹ có biện pháp hữu ích để giúp con ngủ ngon giấc hơn. Đừng để trẻ phải chịu đựng sự khó chịu quá lâu, điều này sẽ không tốt chút nào cho quá trình phát triển của trẻ.
     

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang