Nhiều bậc phụ huynh đều hiểu rằng, lấy giàu nuôi con gái là muốn con gái lớn lên cần được đảm bảo đủ đầy về vật chất, để không bị người khác dùng vật chất mà mua chuộc. Còn lấy nghèo nuôi con trai là muốn những cậu bé lớn lên trở thành những thanh niên bản lĩnh, rèn luyện khả năng chịu đựng gian khổ để chúng biết rằng muốn có tiền thì phải bỏ công bỏ sức lao động thì mới có được.
Dù là thế, nhưng đối với những bé gái, các bậc phụ huynh vẫn dùng cách giáo dục nghiêm khắc về tiền bạc để mong con có thể nên người, biết lao động để kiếm tiền. Thế nhưng có ai biết được, việc giáo dục như thế sẽ đi đến cùng cực, và để lại cái bóng đen sâu sắc trong quá trình trưởng thành của trẻ.
Việc quá khắt khe về tiền bạc sẽ khiến trẻ không thể tự tin trước các bạn trong lớp, vô hình chung sẽ gây ra nhiều áp lực, lâu dần sẽ sinh ra cảm giác bất an về tiền bạc, thậm chí là sợ hãi, kéo theo đó là cảm giác tự ti sâu sắc.
Nếu một đứa con ngửa tay xin tiền thì thái độ của bố mẹ sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của chúng. Các bậc phụ huynh sẽ cho con liền hay sẽ hỏi con dùng số tiền này để làm gì? Câu chuyện dưới đây sẽ khiến bố mẹ phải suy ngẫm.
Tiểu Mai là một nữ sinh đã học Đại học, cô đã nhớ lại thời thơ ấu của mình theo cách này:
Giai đoạn còn sống ở ký túc xá trường trung học, mỗi tuần mẹ cô chỉ cho vài tệ (vài chục nghìn đồng) để làm sinh hoạt phí. Nhưng trong một tuần, cô giáo đề nghị mua sách ngoại khóa, nhưng số tiền mẹ cho không đủ để mua, thế là Tiểu Mai đã xin thêm một chút.
Nhưng lúc này, mẹ cô đã từ chối và nói bằng giọng khó chịu: “Nếu con không muốn học thì đi về nhà". Mặc dù sau đó, mẹ Tiểu Mai vẫn cho tiền nhưng thái độ của bà đối với cô không thoải mái, ánh mắt cũng hàm chứa nhiều điều tiêu cực, điều đó đã khắc sâu vào trong tâm trí của cô. Kể từ đó, cô bắt đầu có sự ham muốn về tiền bạc vô tận, bất chấp mọi thứ và cô không muốn ngửa tay xin tiền mẹ thêm một lần nào nữa.
Cuộc sống của Tiểu Mai từ đó đã bước sang giai đoạn khác. Cô sẽ làm bất cứ công việc gì để có tiền. Tiểu Mai cho rằng, việc cô bị mẹ chà đạp lòng tự trọng còn khó chịu hơn nhiều, từ đó suy nghĩ về tiền bạc cũng trở nên thực dụng. Cô sống bất chấp, chỉ cần làm gì có tiền là được, không quan tâm người khác nghĩ gì về mình.
Ở đây các bậc phụ huynh phải hiểu rằng, chúng ta cần phải tạo ra cho trẻ một môi trường sống và sự học tập ưu việt, chỉ khi tâm hồn bình yên thì trí tuệ mới phát triển, dù dùng cái nghèo để dạy con có một số lợi ích nhưng trẻ cũng mất mát nhiều.
Dùng nghèo nuôi trẻ sẽ khiến chúng mất đi khí chất
Khí chất của một người từ đâu mà ra? Chính là từ việc nuôi dưỡng bởi quần áo, lời nói và môi trường gia đình. Mặc dù học cùng trường, cùng lớp, nhưng có một số trẻ được giáo dục rất tốt, rất ngoan ngay từ cái nhìn đầu tiên. Trong khi những đứa trẻ khác lại rất hư, ngỗ nghịch. Nói một cách khác, những đứa trẻ lớn lên trong môi trường thiếu thốn sẽ theo đuổi sự thỏa mãn về vật chất nhiều hơn, vì vậy chúng không có nhiều năng lượng để theo đuổi những thứ cao cấp.
Dùng nghèo nuôi trẻ sẽ khiến chúng mất đi sự hào phóng và lịch thiệp
Nếu không có sự đảm bảo về tài chính, những đứa trẻ này sẽ có khả năng bị mặc cảm. Con cái người ta được đi chơi vào ngày lễ, được tham gia vào nhiều hoạt động ngoại khóa bổ ích, nhưng những gia đình nghèo sẽ không có điều kiện để con làm những việc này.
Sau khi lớn lên, những đứa trẻ này sẽ cảm thấy mình có thể thua kém người khác, trong lòng nảy sinh sự tự ti rồi thu hẹp khoảng cách với các bạn, dần dần rút mình vào khoảng không nhỏ. Cuối cùng, những đứa trẻ này sẽ mất đi sự tự tin, trong đầu bị ám ảnh bởi việc không có tiền. Nếu đến khi trưởng thành, chúng có thể kiếm được tiền, cũng sẽ sống một cách tằn tiện, bủn xỉn, không có được sự hào phóng và lịch thiệp.
Theo soha.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.