Khoảng thời gian vàng mà bố mẹ cần tận dụng để trò chuyện với con, trẻ lớn lên thông minh, hạnh phúc hay không đều nhờ vào điều này

Hầu hết các bậc cha mẹ đều mong muốn có thể trở thành người bạn thân thiết của con. Tuy nhiên, phải làm thế nào để biến điều này thành hiện thực thì không phải ai cũng biết.

Theo các nhà tâm lý học, khoảng thời gian trước khi đi ngủ là lúc trẻ có nhu cầu gần gũi cha mẹ. Thông thường, trẻ mong được bố mẹ ôm ấp, vỗ về để có một giấc ngủ ngon hơn. Nhiều phụ huynh vì bận rộn công việc cả ngày nên không có nhiều thời gian ở cạnh quan tâm, chơi đùa cùng con. Tuy nhiên nếu biết được điều này thì chỉ cần 30 phút - 1 tiếng/ngày là bố mẹ hoàn toàn có thể trở thành người bạn gần gũi, thân thiết với con.

Không ít phụ huynh thường có thói quen đọc sách cho con nghe mỗi tối trước khi đi ngủ. Nhưng họ không biết rằng, nán lại ít phút và trò chuyện cùng con sẽ đem lại những lợi ích vô cùng tuyệt vời. Dưới đây là 4 lợi ích của việc này:

1. Cha mẹ phát hiện ra những vấn đề của trẻ kịp thời

Trước khi đi ngủ, bố mẹ hãy hỏi con về những điều đã xảy ra ở trường. Thông qua cuộc trò chuyện này, bố mẹ có thể sớm phát hiện ra những điều thú vị hay khó khăn, buồn phiền mà con gặp phải một cách kịp thời. 

Trẻ nhỏ có thể không dám thổ lộ những điều này với bố mẹ vào các khoảng thời gian trong ngày nhưng với bầu không khí riêng tư, nhẹ nhàng buổi tối, trẻ lại có thể từ từ dãi bày. Khi con kể chuyện, bố mẹ có thể lắng nghe và nhẹ nhàng khuyên nhủ, hoặc đưa ra những lời khuyên hữu ích cho trẻ. Cách này vừa giúp tăng cường mối quan hệ giữa bố mẹ - con cái, vừa giúp đỡ con kịp thời.

Khoảng thời gian vàng mà bố mẹ cần tận dụng để trò chuyện với con, trẻ lớn lên thông minh, hạnh phúc hay không đều nhờ vào điều này - Ảnh 2.
 

2. Nuôi dưỡng tính cách lạc quan và vui vẻ của trẻ

Khoảng thời gian trước khi đi ngủ, bố mẹ hãy trò chuyện thật cởi mở với trẻ, để trẻ trút bỏ cảm xúc buồn phiền trong ngày và lấy lại tinh thần, vui vẻ sảng khoái cho ngày hôm sau. Một cuộc trò chuyện nhỏ với bố mẹ tưởng không to tát nhưng lại giúp nuôi dưỡng tính cách lạc quan, vui vẻ của trẻ nhỏ. 

Bên cạnh đó, lắng nghe những câu chuyện vui vẻ của con cũng giúp bố mẹ cảm giác thoải mái, bớt mệt mỏi sau một ngày làm việc vất vả.

Đằng sau mỗi đứa trẻ xuất chúng, là một người mẹ biết “trò chuyện” - Ảnh 1.

Cuộc trò chuyện ấm áp trước khi đi ngủ có thể nuôi dưỡng tính cách lạc quan của trẻ. (Ảnh minh họa)

3. Rèn luyện kĩ năng tư duy và diễn đạt cho trẻ

Những cuộc trò chuyện trước khi đi ngủ cũng giúp trẻ phát triển một số kỹ năng mềm như: Tư duy, diễn đạt, hồi tưởng và tóm tắt lại vấn đề. Đây chính là kết quả từ một nghiên cứu, khảo sát của Đại học California (Mỹ). Cụ thể các nhà nghiên cứu đã chọn lựa những đứa trẻ ở độ tuổi 0-4 từ 275 gia đình và theo dõi liên tục trong 4 năm.

Họ đánh giá điểm khả năng ngôn ngữ của trẻ bằng cách nói chuyện với chúng. Kết quả cho thấy những đứa trẻ thường trò chuyện với cha mẹ trước khi đi ngủ đạt điểm cao hơn nhiều so với những đứa trẻ thụ động lắng nghe câu chuyện của cha mẹ.

Đằng sau mỗi đứa trẻ xuất chúng, là một người mẹ biết “trò chuyện” - Ảnh 2.

Trò chuyện trước khi đi ngủ có thể giúp trẻ phát huy trí tưởng tượng, khả năng tư duy. (Ảnh minh họa)

4. Giúp trẻ có những giấc mơ đẹp

Theo các nhà tâm lý học, nếu những suy nghĩ trước khi đi ngủ của trẻ đầy ắp cảm xúc cảnh tượng đẹp thì trẻ cũng sẽ có những giấc mơ đẹp hơn và ngược lại. Do đó, bố mẹ nên chọn những chủ đề vui vẻ, ấm áp để nói chuyện với con. 

Nhà tâm lý học người Mỹ Susan Harter cũng cho rằng, sự hỗ trợ vô điều kiện và quan tâm tích cực của cha mẹ sẽ là nền tảng giúp con phát triển tốt nhất về cả sức khỏe thể chất và tinh thần, tăng cường lòng tự trọng và khiến con luôn cảm thấy mình được yêu thương, che chở.

Nhiều bố mẹ lo lắng không biết phải nói điều gì với con. Thực tế, bạn có thể nói bất kỳ điều gì, miễn là chân thành và luôn coi con trẻ bình đẳng, tạo bầu không khí thoải mái. Bố mẹ có thể nói từ chuyện trường lớp, đến chuyện trong nhà, hàng xóm láng giếng,...

Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể chia sẻ với con về những bối rối, thất vọng mà bạn đã trải qua khi còn nhỏ, từ đó khiến con học được cách cảm thông, đồng thời rút kinh nghiệm cho bản thân.

Gửi bình luận

(1) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang