Các hãng Mỹ phẩm đều thừa nhận rằng vào mùa đông họ thường tạo được những cơn địa chấn về các sản phẩm dưỡng môi, cấp ẩm cho môi. Bởi mùa này bất kể nam hay nữ, già hay trẻ đều hay bị khô môi, nẻ môi hơn bình thường. Nhưng theo các bác sỹ thì nứt nẻ môi không hẳn là biểu hiện của da liễu mà nó còn là những dấu hiệu cho thấy sức khỏe của bạn đang có vấn đề.
Nứt nẻ môi là do thiếu sắt, thiếu kẽm |
Một phần trong vitamin B phức hợp là vitamin B2 thường được gọi là riboflavin. Nếu thiếu hụt vitamin B2, môi sẽ bị sưng, nứt nẻ. Khi bị môi khô, nứt nẻ, bạn cần ăn các thực phẩm giàu vitamin B2 như các sản phẩm chế biến từ trứng, gan động vật, các loại hạt để bổ sung.
Nứt nẻ môi là do cơ thể đang thiếu nước |
Bạn nghĩ rằng mùa đông thì không cần uống nước nhiều? Kỳ thực với thời tiết hanh khô cơ thể bạn thường mất nước trầm trọng vào mùa đông. Khi bị thiếu hụt nước môi sẽ là bộ phận tố cáo đầu tiên với những biểu hiện như khô, nứt nẻ thường thấy.
Không quá phức tạp, bạn hãy uổng đủ 1,5 – 2 lít nước / ngày hoặc bổ sung những thực phẩm cung cấp nước như các loại trái cây mọng nước là môi sẽ hết khô nẻ ngay.
Bệnh Kawasaki thường gặp ở trẻ em có biểu hiện nứt nẻ môi |
Bệnh Kawasaki, cái tên có thể lạ với 1 số người nhưng đây là căn bệnh thường gặp ở trẻ em. Nguyên nhân của bệnh do viêm các mạch máu gây sưng hạch bạch huyết. Nếu không được điều trị, căn bệnh sẽ ảnh hưởng đến thận, tim. Một số triệu chứng khác cảnh báo căn bệnh này là phát ban, sốt, mắt đỏ...Ở một diễn biến xấu nào đó nó có thể dẫn tới tử vong.
Môi nứt nẻ chảy máu có thể do bệnh ở tuyến giáp |
Đây là căn bệnh khó phát hiện ở khi ở giai đoạn đầu. Suy giáp khiến môi khô, do cơ thể thiếu lượng hormone cần thiết. Khi mắc suy giáp, da bị dày, ngứa và khô. Môi khô và nứt nẻ có thể là dấu hiệu cho thấy rối loạn tuyến giáp. Các bệnh về tuyến giáp hoàn toàn có thể điều trị và không gây nguy hiểm cho tính mạng nếu phát hiện ở giai đoạn đầu. Vì vậy, bạn cần thăm khám được bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.
Nhiễm nấm Candida cũng gây nứt nẻ môi |
Nếu bạn từng bị nhiễm nấm Candida, chắc chắn sẽ rất khó chịu. Nước bọt là một trong những thành phần có thể đóng vai trò là chất xúc tác khiến cho nấm Candida lan ra nếu như nấm có ở quanh miệng. Nếu có môi nứt nẻ và có vết nứt ở khóe môi thì có thể đó là nhiễm nấm Candida. Vì vậy, bạn cần tránh liếm môi và vùng xung quanh, chú ý uống nhiều nước. Nếu như môi sưng tấy, vết nứt trên môi nghiêm trọng do nhiễm trùng cần phải đi khám.
Theo sohuutritue.net.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.