Ngày cuối năm người dân từng vùng miền sẽ làm gì để cầu may cho năm mới

(lamchame.vn) - Trong ngày cuối cùng của năm cũ, người Việt ở khắp mọi miền tổ quốc đều tất bật sắm sửa, trang hoàng nhà cửa, thực hiện những nghi lễ tống tiễn năm cũ, đón chào năm mới...Mỗi vùng miền, dân tộc đều có những phong tục tập quán không giống nhau.

Ở Miền Bắc, người Hà Nội có tục mua vôi rắc 4 góc nhà để xua đuổi tà ma cũng như những  điều không may của năm cũ  vào ngày 30 Tết.

Trong khi đó người Thái Trắng ở Sơn La lại rủ nhau ra những con sông con suối để gội đầu nhằm rũ bỏ những điều không tốt của năm cũ.

Đốt đuốc gõ mõ gọi vía trâu về ăn là tục lệ không thể thiếu trong ngày cuối năm của người Mường ở Hoà Bình. Với bà con đây là cách để tri ân loài vật mà 1 năm qua đã bỏ nhiều công sức mang lại lúa ngô cho con người.

Với người miền Trung, đặc biệt là người đi biển ở Nghệ An, ngày cuối năm họ sẽ cúng cơm ngay trên thuyền để cầu mong năm mới cá tôm đầy khoang.

Không còn tất bận mua sắm, hối hả làm việc, ngày cuối năm theo phong tục của nhiều vùng miền sẽ có nhiều hoạt động nhằm hoá giải những điều đen đủi của năm cũ

Người Quảng Bình nghĩa tình sẽ dành ngày cuối cùng của năm để làm cơm báo hiếu các bậc sinh thành. Đây còn gọi là tục giỗ sống.

Ở Nam Bộ, tục ăn canh khổ qua vẫn tồn tại theo thời gian. Người Nam Bộ quan niệm đây là cách để họ gột rửa hết điều xấu trong năm cũ.

Người Sài Gòn sẽ dành ngày cuối năm để quét dọn nhà cửa. Đặc biệt chiếc chổi sẽ được bảo quản rất kỹ sau đó, người dân cho rằng mất chổi đầu năm sẽ báo hiệu 1 năm kém suôn sẻ.

 

Theo sohuutritue.net.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang