1. Ra máu bất thường
Hiện tượng chảy máu nhẹ mẹ bầu không cần quá lo lắng, nhưng lượng máu lớn và sẫm màu thì rất nguy hiểm |
Đây là dấu hiệu nguy hiểm hàng đầu mẹ cần chú ý. Hiện tượng chảy máu nhẹ mẹ bầu không cần quá lo lắng, nhưng lượng máu lớn và sẫm màu thì rất nguy hiểm. Trong 3 tháng đầu, bào thai ở giai đoạn làm tổ và chưa bám chắc, vì vậy, khi thấy có hiện tượng ra máu bất thường, mẹ bầu cần đi khám ngay lập tức. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ động thai, sảy thai hoặc thai ngoài tử cung.
2. Thường xuyên hoa mắt, chóng mặt
Nếu thường xuyên bị chóng mặt, đứng lên ngồi xuống không yên và luôn trong trạng thái mệt mỏi, mẹ bầu cần đi khám để được kiểm tra sức khỏe kịp thời |
Người phụ nữ khi mang thai có rất nhiều thay đổi để thích ứng với sự hiện diện của một sự sống mới cần được nuôi dưỡng hàng ngày trong cơ thể. Khi mang bầu, hệ thống mạch máu trong cơ thể người mẹ sẽ có sự giãn nở nhất định để đưa máu đến nuôi dưỡng bào thai. Đồng thời, dòng máu chảy ngược lại lại chậm hơn nên nhiều khi dẫn đến tình trạng tụt huyết áp khiến bà bầu bị hoa mắt chóng mặt. Với nhiều bà bầu sức khỏe yếu có thể bị ngất do không đủ oxy cho cơ thể. Nếu thường xuyên bị chóng mặt, đứng lên ngồi xuống không yên và luôn trong trạng thái mệt mỏi, mẹ bầu cần đi khám để được kiểm tra sức khỏe kịp thời.
3. Đau đầu dữ dội
Đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, nguyên nhân đau đầu chủ yếu là do sự thay đổi hormone của cơ thể |
Đau đầu trong 3 tháng đầu mang thai có thể khiến nguy cơ bị tiền sản giật tăng lên rất cao. Đặc biệt là các bà bầu trong độ tuổi từ 40 trở lên. Đi kèm với tiền sản giật có thể là các hiện tượng huyết áp cao, phù nề,… Đây đều là các bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, nguyên nhân đau đầu chủ yếu là do sự thay đổi hormone của cơ thể, ốm nghén, xáo trộn tuần hoàn máu sẽ gây nên hiện tượng này. Ngoài ra, chế độ ăn uống không lành mạnh tác động không nhỏ đến hệ thần kinh của mẹ bầu. Thường các bà mẹ mang thai trong 3 tháng đầu sẽ đau nửa đầu và phần vai gáy, đây là một triệu chứng tự nhiên của cơ thể trong thời kỳ sinh sản nhưng vẫn cần theo dõi và thăm khám để tránh các biến chứng.
4. Tiểu buốt
Bà bầu bị tiểu buốt thường là do viêm đường tiết niệu gây ra |
Bà bầu bị tiểu buốt thường là do viêm đường tiết niệu gây ra. Khi rối loạn nội tiết tố, khả năng miễn dịch, kháng viêm cũng sẽ giảm sút khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào đường sinh dục, biến chứng gây viêm, đau buốt, khó khăn khi đi tiểu. Trường hợp này tuyệt đối không nên chủ quan vì bệnh không chỉ gây ra những khó khăn trong việc sinh hoạt mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi, thậm chí gây sảy thai.
Theo các bác sĩ, mẹ bầu có thể tránh những triệu chứng trên bằng cách ngừng việc dùng đồ uống có chất kích thích như cà phê, trà, rượu, bia,… xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đi khám thai định kỳ, tham khảo tư vấn của bác sĩ khi có triệu chứng bất thường,...
Xem thêm: Sai lầm cha mẹ Việt khi dạy con khiến trẻ càng bướng bỉnh, kém phát triển
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.