Những điều cần nhớ khi dọn nhà, bày bàn thờ Tết

(lamchame.vn) - Theo chuyên gia phong thủy, không nên để cuối năm mới dọn nhà, lau chùi ban thờ. Việc dọn nhà nên làm thường xuyên còn bày biện ban thờ không nên quá cầu kì nhưng vẫn nên đầy đủ yếu tố Âm dương.

Nhà ở có sự luân chuyển không khí sẽ gia tăng điềm lành

Theo kiến trúc sư, chuyên gia phong thủy Phạm Cương, nhiều người theo quan niệm văn hóa người Á Đông cho rằng, dọn nhà ngày Tết chỉ nên làm vào tuần cuối cùng của năm để rước ông Táo về trời và chuẩn bị đón các bậc tổ tiên về vui Tết.

Chuyên gia phong thủy Phạm Cương cho rằng, sang năm mới, nhiều người quan niệm gia đình phải sắm nhiều cái mới thì cả năm mới sung túc, an khang.

Các gia đình cũng lưu ý cần lau cửa chính, cửa ra vào thật sạch sẽ để cát khí vào nhà nhiều hơn

(Ảnh minh hoạ: Internet)

Tuy nhiên không phải ai cũng có điều kiện kinh tế để sắm nhiều đồ mới trong gia đình. Do đó, việc dọn dẹp thật sạch sẽ nhà cửa, lau chùi mọi thứ với ý nghĩa gạt bỏ những cái cũ, cái xấu đi để đón những cái mới mẻ, may mắn là việc làm vô cùng cần thiết. Những thứ không dùng nên cho người khác hoặc giải phóng, bỏ đi để nhà cửa thêm rộng rãi, thoáng mát, không có cảm giác bí bách, chật chội.

Các gia đình cũng lưu ý cần lau cửa chính, cửa ra vào thật sạch sẽ để cát khí vào nhà nhiều hơn. Với cửa sổ cũng vậy, nó được ví như đôi mắt của ngôi nhà và là nơi giúp lưu thông những luồng không khí trong và ngoài căn nhà. Nhà ở có sự luân chuyển không khí sẽ gia tăng điềm lành. Vì vậy, hãy luôn giữ cho cửa sổ nhà bạn sạch sẽ và thoáng mát.

Bày biện bàn thờ quá chật chội hay bừa bộn sẽ dễ sinh tạp khí

Đối với ban thờ thờ tổ tiên, chuyên gia phong thủy cho rằng, việc thay đổi bàn thờ, lau dọn và thay chân hương nên tiến hành vào dịp cuối năm nếu có ảnh hưởng không tốt thì chỉ ảnh hưởng một vài ngày cuối. Sang năm mới, thời vận mới sẽ không còn ảnh hưởng của vận khí cũ nữa.

Việc bày biện bàn thờ quá chật chội hay bừa bộn sẽ dễ sinh tạp khí không tốt cho việc tâm tinh

(Ảnh minh hoạ: Internet)

Khi lau dọn bàn thờ, gia chủ phải sử dụng chổi, khăn riêng, tuyệt đối không dùng những thứ dơ bẩn để lau bàn thờ. Để tỏ lòng hiếu kính, tăng tính thiêng liêng, người ta thường dùng các loại nước như: Nước mưa, nước suối, nước gừng hay nước lá trần đun sôi để nguội lau bàn thờ.

Việc bày biện bàn thờ quá chật chội hay bừa bộn sẽ dễ sinh tạp khí không tốt cho việc tâm tinh hay nói cách khách đi là tổ tiên sẽ ít phù trì cho gia chủ. Chính vì vậy, nên chăng bày biện đầy đủ 5 yếu tố như mâm ngũ quả và cặp bánh chưng bánh dày là đủ rồi, với lễ vật đó đã chứa cả yếu tố Âm Dương (bánh chưng bánh dày) và Ngũ hành (Ngũ quả) mà vẫn đậm đà bản sắc của nguời Việt.

Những cách bày biện mâm Ngũ quả với các loại quả Mãng Cầu, Dừa, Đu Đủ, Xoài, Sung (cầu vừa đủ sài sung) vừa đơn giản, mang ý nghĩa nhân văn và gần gũi với văn hóa Việt Nam.

Theo sohuutritue.net.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang