Sức khỏe con gái tuổi teen: Những điều mẹ cần biết để phòng ngừa bệnh tật cho trẻ

Làm thế nào để trang bị cho con nền tảng sức khỏe tốt nhất, hạn chế thấp nhất các nguy cơ bệnh tật? Với con gái bước vào tuổi dậy thì, mẹ cần nhạy bén và chủ động hơn để hướng dẫn và chăm sóc con toàn diện nhất có thể.

Sức khỏe bé gái vị thành niên: Giáo dục và Chăm sóc

Về sức khỏe bé gái vị thành niên, các bà mẹ thông thái thường tập trung trong hai phần: Giáo dục và Chăm sóc. Ở độ tuổi này, hướng dẫn để trẻ biết tự thân vận động, tự chăm sóc bản thân là điều kiện cần để đảm bảo sức khỏe tuổi mới lớn. Mẹ phải bảo ban con gái ngay từ sớm từ những việc nhỏ nhất như vệ sinh thân thể, cách mặc đồ lót, vệ sinh vùng kín thế nào để giữ cơ thể sạch sẽ thơm tho.

Thời kỳ nhạy cảm này, ngoài tâm lý "sáng nắng chiều mưa", cơ thể của các nàng cũng bắt đầu với những thay đổi bất thường. Nếu mẹ hướng dẫn tận tình, các con sẽ tránh được hoang mang, sợ hãi hay xấu hổ. Thay vào đó, trẻ sẽ đón nhận những biến chuyển cơ thể một cách tự nhiên và chủ động cùng mẹ tìm ra giải pháp tốt nhất giúp cơ thể phát triển đúng mực.

Sức khỏe con gái tuổi teen: Những điều mẹ cần biết để phòng ngừa bệnh tật cho trẻ - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

Không dừng lại ở việc hướng dẫn hay dạy bảo, với trẻ ở độ tuổi này, mẹ cần chăm sóc theo lộ trình đặc biệt hơn: chăm chút về chế độ dinh dưỡng; phân bổ thời gian học hành vui chơi và hoạt động thể chất hợp lí; tìm hiểu các bộ môn nghệ thuật giúp phát triển đời sống tinh thần… 

Sức khỏe con gái tuổi teen: Những điều mẹ cần biết để phòng ngừa bệnh tật cho trẻ - Ảnh 2.

(Ảnh minh họa)

Phòng bệnh – bước chăm sóc quan trọng bảo vệ sức khỏe trẻ vị thành niên

Ở ngưỡng cửa mang tính bước ngoặt, cơ thể trẻ sẽ có nhiều thay đổi đáng lưu tâm mà mẹ chỉ cần quan sát sẽ phát hiện, ngay từ những tín hiệu đầu tiên.

Mùi cơ thể, mụn trứng cá, ngực phát triển, kinh nguyệt xuất hiện… tất cả những dấu hiệu này đều dễ dàng nhận thấy khi trẻ "sắp thành người lớn". Tuy nhiên, cùng sự trưởng thành của con gái, nguy cơ bé mắc phải những bệnh lý đường sinh dục cũng ngày càng cao. Một trong những mối nguy luôn rình rập bé gái cũng như phụ nữ nói chung là vi rút HPV – nguyên nhân chính gây ra ung thư cổ tử cung.

Đây chính là lúc mẹ cần tìm hiểu kiến thức phòng bệnh và hành động kịp thời giúp trẻ có thể tự trang bị những hành trang bảo vệ bản thân khỏi HPV và các bệnh lý sinh dục do HPV gây ra, đặc biệt là bệnh ung thư cổ tử cung – một trong số những căn bệnh ung thư gây "ám ảnh" nhất ở nữ giới hiện nay.

Một số thông tin về ung thư cổ tử cung và cách phòng bệnh dưới đây sẽ rất hữu ích, các mẹ tham khảo nhé.

- Ung thư cổ tử cung là ung thư phổ biến thứ 3 ở nữ giới từ 15-44 tuổi (1)

- HPV được xem là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung (99,7%) (2)

- Có thể dự phòng ung thư cổ tử cung bằng nhiều cách (tiêm phòng, tầm soát, quan hệ tình dục an toàn để hạn chế nguy cơ nhiễm HPV…), trong đó tiêm vắc xin ngừa HPV là biện pháp chủ động và đơn giản nhất dành cho các bạn nữ và bé gái từ 9 đến 26 tuổi.

Sức khỏe con gái tuổi teen: Những điều mẹ cần biết để phòng ngừa bệnh tật cho trẻ - Ảnh 3.

Vi rút HPV – nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung (Ảnh minh họa)

Để bảo vệ con tránh khỏi vi rút HPV và các bệnh lý do HPV gây ra, đặc biệt là ung thư cổ tử cung, mẹ nên đưa con gái đi tiêm vắc xin ngừa HPV trong khoảng thời gian từ 9 đến 14 tuổi theo khuyến cáo của các tổ chức y tế thế giới để có thể giúp bảo vệ tốt trước khi trẻ có quan hệ tình dục lần đầu tiên (3). Vắc xin phòng HPV cũng được chứng minh đạt hiệu quả kháng thể cao nhất khi tiêm cho các bé gái trong độ tuổi này (4).

Sức khỏe con gái tuổi teen: Những điều mẹ cần biết để phòng ngừa bệnh tật cho trẻ - Ảnh 4.

Tiêm vắc xin ngừa HPV, cách bảo vệ con trẻ khỏi những bệnh lý do vi rút HPV gây ra (Ảnh minh họa)

*Bài viết nằm trong chương trình truyền thông cộng đồng của Hội Y học Dự phòng Việt Nam, được tài trợ bởi MSD vì mục đích giáo dục. VN-HPV-00250 27122022

Tài liệu tham khảo:

1. HPV information centre, Human Papillomavirus and Related Diseases report, Vietnam, 17 th Jun 2019

2. Eileen M. Burd, Human Papillomavirus and Cervical Cancer, Clin Microbiol Rev. 2003 Jan; 16(1): 1–17.

3. http://www.who.int/en/news-room/fact-sheets/detail/human-papillomavirus-(hpv)-and-cervical-cancer (truy cập 20/11/2020)

4. Gertig DM, Impact of a population-based HPV vaccination program on cervical abnormalities: a data linkage study, BMC Med 2013

 

 

Theo afamily.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang