Tất cả những điều cần biết về động thai mà mẹ bầu không thê bỏ qua

(lamchame.vn) - Đau bụng dưới râm ran, xuất hiện những cơn ớn lạnh, ra huyết vùng kín... là dấu hiệu của hiện tượng động thai. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn tới sẩy thai. Vì vậy, sớm nhận biết và phát hiện những triệu chứng của hiện tượng động thai và có cách xử lý hoặc chủ động phòng tránh là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết cho bà bầu.

Động thai là gì? Phân biệt động thai và sảy thai

Động thai hay còn gọi là dọa sẩy thai thường xảy ra ở tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai. Biểu hiện điển hình của tình trạng này là âm đạo xuất hiện một ít máu kèm theo mỏi vai, đau bụng hoặc bụng dưới trương lên. Hoặc do bà bầu mắc một số bệnh như tụ dịch màng nuôi, bóc tách túi thai, có tiền sử sảy thai, thai lưu…

Động thai và sảy thai hoàn toàn khác nhau nhưng nhiều mẹ bầu vẫn nhầm lẫn giữa 2 tình trạng trên, do đó không biết nên xử lý như nào cho đúng để tránh hậu quả không mong muốn. Để biết mình đang trong tình trạng nào các bạn cần phân biệt được động thai và sảy thai:

Động thai:

- Xuất huyết âm đạo với số lượng ít, màu có màu đỏ hoặc đen, lẫn với dịch nhầy. Đau bụng khi mang thai, đau thắt lưng, trướng bụng dưới. Thai nhi vẫn còn sống và chưa bị đẩy ra khỏi buồng tử cung.

- Cổ tử cung vẫn đóng kín hoặc có thể mở nhưng chưa bị xổ thai ra. Tử cung to tương ứng với tuổi thai. Kèm theo, thai phụ có thể còn cảm thấy mỏi vai.

 

Sảy thai:

Thai nhi đã chết trong bụng mẹ. Có hai trường hợp xảy ra:

- Những cơn đau quặn bụng đi kèm với xuất huyết âm đạo. Sau một thời gian, toàn bộ thai nhi lẫn nhau thai cùng xổ ra một lúc, sau đó hết đau quặn bụng, nhưng máu vẫn có thể tiếp tục rỉ ra như kinh nguyệt. Trường hợp này gọi là sảy thai hoàn toàn.

- Trường hợp thứ hai gọi là sảy thai không hoàn toàn. Tức là một phần của thai và nhau thai vẫn còn trong tử cung. Sau khi tình trạng sảy thai xảy ra, người phụ nữ đã giảm đau quặn bụng nhưng vẫn bị ra máu khi mang thai liên tục, thậm chí băng huyết.

Hiện tượng động thai không hề hiếm gặp. Tuy động thai chưa khiến người mẹ mất đi mầm sống trong cơ thể của mình, nhưng nó có thể là dấu hiệu báo trước của sẩy thai.

Vậy nên, thai phụ đã trải qua động thai cần hết sức chú ý giữ gìn vào thời gian sau đó để không xảy ra bất cứ chuyện gì đáng tiếc, bảo vệ thai kỳ cho đến lúc mẹ tròn con vuông.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng động thai

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến động thai như: Trứng đã thụ tinh bị teo lại; thai trùm; bệnh về máu; bệnh về tử cung (viêm nhiễm cổ tử cung, u tử cung, ung thư cổ tử cung, tử cung co rút khác thường); thể chất, khí huyết của thai phụ bị suy nhược; làm việc quá sức, chế độ nghỉ ngơi không hợp lí, ăn uống thiếu dưỡng chất.

Ngoài ra còn có thể do sự bất thường về nhiễm sắc thể và mẹ mắc một số bệnh như: sốt cao, suy tim, bệnh thận mạn tính, mất cân bằng nội tiết. Thêm vào đó, thai nhi phát triển không khoẻ cũng là nguyên nhân của hiện tượng này. Yếu tố thai nhi lạ thường có thể do tinh khí của người chồng không đủ, thai nguyên không ổn định dẫn đến dò thai hoặc động thai.

Dấu hiệu bị động thai

Nếu mẹ bầu có những biểu hiện sau tức là đang có dấu hiệu bị động thai :
[​IMG]

- Ra máu âm đạo ở tất cả các giai đoạn.

- Đau bụng dưới liên tục và âm ỉ

- Ra dịch hồng ở âm đạo

- Nôn, ói nhiều hơn bình thường

- Ít thấy dấu hiệu cử động của thai nhi

- Các cơn co bóp diễn ra ở đầu giai đoạn 3

- Ra nước ối khi mang thai

- Liên tục đau đầu

- Các triệu chứng của bệnh cúm, cảm lạnh

- Thường xuyên thấy mệt mỏi

- Chảy máu âm đạo kéo dài

- Tâm lý căng thẳng lo lắng bất an

- Chuột rút nhiều

- Thường xuyên khát nước và đi tiểu

- Huyết áp cao quá hoặc thấp quá chỉ số cho phép

Mẹ bầu thấy mình có những triệu chứng động thai trên cần đến cơ sở y tế, phòng khám uy tín gần nhất để xác định nguyên nhân. 3 tháng đầu là thời kỳ nhạy cảm, bất kỳ thay đổi nào của cơ thể người mẹ cũng có thể ảnh hưởng tới thai nhi dẫn tới động thai thậm chí là sảy thai.

Vậy bà bầu nên làm gì khi bị động thai?

Động thai nên làm gì là điều khiến nhiều mẹ bầu lo lắng trong thời gian này, nhất là khi tình trạng này ảnh hưởng đến sự an toàn của thai nhi.

- Nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu doạ sảy thai, các mẹ cần nghỉ ngơi tại chỗ cho sức khoẻ hồi phục rồi đến ngay bác sĩ để được thăm khám.

- Có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng khi mang thai , ăn các loại thức ăn dễ tiêu hoá, ít dầu mỡ, chú ý đến việc kết hợp giữa rau xanh, hoa quả và tinh bột, không được ăn những loại có chất kích thích, nghiêm cấm hút thuốc lá, uống rượu, bia, thức ăn tái sống. Ngoài ra, mẹ bầu có thể sử dụng một số món ăn an thai giúp bồi bổ cho thai nhi như cháo gà, cháo cá chép, nước hạt sen,…

- Tuyệt đối không nghe theo những lời dân gian truyền miệng mà uống đủ các loại thuốc nam thuốc bắc không rõ nguồn gốc hay ăn các loại lá, thảo mộc được cho là có công dụng an thai mà không được kiểm chứng rõ ràng.

- Lưu ý khi động thai nên làm gì thì mẹ cần giữ cho tinh thần thoải mái, không được làm việc nặng, thức khuya, tránh căng thẳng với công việc hay lo toan chợ búa, việc nhà…

- Tránh xoa bóp bụng bầu và nên kiêng việc quan hệ khi bị động thai. Đồng thời, hạn chế tiến hành việc thăm khám, kiểm tra âm đạo để tránh bị kích thích cổ tử cung.

Phòng tránh động thai như thế nào?

Trước khi phải lo lắng về vấn đề động thai nên làm gì thì mẹ cần tạo cho mình những thói quen lành mạnh để hạn chế tối đa trường hợp đáng tiếc này xảy ra. Cụ thể là:

- Luôn giữ cho tinh thần thoải mái, vui vẻ. Không để bị stress hoặc căng thẳng quá nhiều.

- Áp dụng một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, nhiều đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất khi mang thai.

- Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, không thức quá khuya.

- Mẹ bầu tránh lao động nặng và giao hợp nhiều trong những tháng đầu và cuối thai kỳ. Đặc biệt, những trường hợp mẹ bầu được khuyến cáo của bác sĩ thì không nên quan hệ khi mang thai.

- Thường xuyên vận động cơ thể, luyện tập nhẹ nhàng bằng những động tác thể dục đơn giản, đi bộ, yoga, thiền,… để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh.

- Tránh xa thực phẩm gây hại cho sự phát triển của thai nhi như thuốc lá, rượu bia, cà phê.

- Thường xuyên đi khám thai định kỳ để theo dõi sức khoẻ mẹ bầu và thai nhi một cách cách chẽ nhất.

Động thai có nguy hiểm không, hẳn giờ đây mẹ bầu nào cũng có câu trả lời sau khi tìm hiểu. Tuy nhiên, mẹ không nên lo lắng thái quá, chỉ cần mẹ đảm bảo cơ thể được cung cấp dưỡng chất tốt và có một tinh thần thoải mái thì sẽ không có vấn đề gì ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Cùng nhau có một thai kỳ khỏe mạnh nhé các mẹ bầu.

Link bài gốc:

Theo Thành viên diễn đàn lamchame.com tổng hợp

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang