Tết Đoan Ngọ, người người tìm về làng bánh ú gần nửa thế kỉ giữa lòng Sài Gòn

Cứ mỗi dịp Tết Đoan Ngọ, mồng 5 tháng 5, làng bánh ú lá tre trên đường Phạm Thế Hiển (Q.8) lại nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Khung cảnh tất bật người gói, người nấu, người bán, người mua... bên những lò bánh rực lửa hồng khiến hễ ai vô tình nhìn thấy cũng tưởng như đang được dịp trở về quê nhà.

Tết Đoan Ngọ, hay còn gọi là Tết diệt sâu bọ, là một trong những nét truyền thống từ lâu đời của người Việt. Vào ngày 5/5 âm lịch hằng năm, mỗi gia đình thường tụ họp đông đủ, tổ chức mâm cúng gồm trái cây, các loại bánh nếp, bánh tro,… để mong một cuộc sống sung túc, đầy đủ. Cũng chính vì lẽ đó, phong tục gói bánh nếp nhân dịp Tết Đoan Ngọ đã đi sâu vào văn hóa người Việt.

Giữa Sài Gòn tấp nập, việc mỗi gia đình cùng quây quần gói bánh là một điều khá khó khăn. Để đáp ứng nhu cầu cúng Tết, gần 50 năm qua, cứ mỗi dịp Đoan Ngọ, làng bánh đường Phạm Thế Hiển (Q.8) lại nhộn nhịp lạ thường.

Không khí làm bánh tất bật, nhộn nhịp ở mỗi con hẻm nhỏ đường Phạm Thế Hiển

Không khí làm bánh tất bật, nhộn nhịp ở mỗi con hẻm nhỏ đường Phạm Thế Hiển

Nồi bánh luôn rực lửa dù ban ngày hay đêm đến

Nồi bánh luôn rực lửa dù ban ngày hay đêm đến

Nằm sâu bên trong những con hẻm nhỏ là ánh lửa hồng bập bùng sáng đêm của nồi bánh ú lá tro. Vào những ngày 2,3/5 âm lịch, tất cả mọi người từ trẻ em, người lớn cho đến người già của hơn 20 hộ dân trong những con hẻm này lại bắt đầu công việc nấu bánh.

Những ngày này, làng bánh Phạm Thế Hiển cung cấp một số lượng bánh ú lá tro khá  lớn cho thị trường Sài Gòn. Mỗi nồi bánh chứa khoảng 9 chùm bánh, tương đương với 500 bánh lẻ. Giá bán ở đây rẻ hơn so với giá thị trường, khoảng 60 ngàn đồng/chục bánh.

Từ những các em nhỏ hay các cụ già, mỗi người đều hăng hái bắt tay vào làm bánh ú

Từ những các em nhỏ hay các cụ già, mỗi người đều hăng hái bắt tay vào làm bánh ú

Công đoạn làm bánh khá vất vả và tốn nhiều thời gian, nếp phải được ngâm qua một đêm để mềm

Công đoạn làm bánh khá vất vả và tốn nhiều thời gian, nếp phải được ngâm qua một đêm để mềm

Chị Loan, một vị khách ghé vào sạp bánh ú trên đường Phạm Thế Hiển vui vẻ chia sẻ: “Thường mùng 5 năm nào tôi cũng chạy qua đây mua bánh ú, phần để cúng, phần để ăn. Bánh chỗ này ngon lắm, mà ngặt cả măm bán có hai ba ngày thôi, hết có muốn ăn cũng không được”.

Bán ú được gói trong lá tre để sạch và tạo thẩm mỹ, mỗi cái bánh cần 3 lá tre bản to.

Bán ú được gói trong lá tre để sạch và tạo thẩm mỹ, mỗi cái bánh cần 3 lá tre bản to.

Bánh sau khi chín được vớt ra sau đó cho qua một lượt nước lạnh để nguội bớt

Bánh sau khi chín được vớt ra sau đó cho qua một lượt nước lạnh để nguội bớt

Những tưởng dễ dàng, thế nhưng muốn có được cái bánh ú nhỏ chỉ bằng một nắm tay phải trải qua rất nhiều công đoạn và đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo của người làm bánh.

Tay vừa gói dở chiếc bánh, chị Vân (36 tuổi) cho biết rằng cần ngâm nếp sau một đêm, để ráo nước; đậu xanh bóc vỏ được ngâm mềm và mang đi xào (phải nấu đậu thật nhừ thì bánh mới ngon). Chuyển sang công đoạn gói bánh, mỗi chiếc bánh được gói tỉ mỉ và cẩn thận và cột thành từng chùm và mang đi nấu. Sau khi mất khoảng 3,5 tiếng để chín, bánh sẽ được mang đi bán dọc đường, số còn lại được bỏ sỉ ở các chợ lớn, nhỏ.

Bánh ú được gói bằng lá tre, buộc thành từng chùm

Bánh ú được gói bằng lá tre, buộc thành từng chùm

Quan trọng hơn mục đích kinh doanh, điều những hộ dân ở làng bánh ú lá tre Phạm Thế Hiển là muốn giữ gìn nghề làm bánh truyền thống của ông cha để lại, là cái hồn làng nghề truyền thống của người Sài Gòn xưa.

Nỗi trăn trở hằn sâu trên gương mặt họ mỗi khi nghĩ đến tương lai của nghề. “Sợ hai ba năm nữa không giữ được nghề, lớp trẻ giờ đâu chịu làm mấy cái này nữa, mà những người biết làm, chịu làm cũng đâu còn được mấy”.

 

Theo saostar.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang